WeTrek 2024
(0)
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeTrekology] Kiến thức cơ bản khi luyện tập với xe đạp
07/05/2017  -  9442 Lượt xem
Nếu bạn quyết định đọc bài viết này, hẳn bạn đã hoặc có ý định gắn bó lâu dài với chiếc xe đạp của mình, dù là để đi lại thông thường, dạo chơi loanh quanh hay để tập luyện sức khỏe. Thực tế, bạn hay bất kỳ ai khác đều có ít nhiều niềm yêu thích đạp xe, nhưng một số người vẫn ngần ngại khi quyết định đầu tư cho nó. Vậy đây là một số lợi ích rất thiết thực để bạn có thêm động lực:
  • Là  một bài thể dục hữu hiệu.
  • Góp phần bảo vệ môi trường.
  • Cắt giảm chi phí xăng xe.
  • Giảm thiểu các chi phí bến bãi, sửa chữa, bảo hiểm so với ô tô.
  • Hít thở không khí trong lành.
  • Giảm bớt căng thẳng.
  • Cho bạn thời gian để sống chậm lại.
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn

TRƯỚC KHI ĐẠP XE

Bảo trì xe
 
Một chiếc xe đạp được bảo trì tốt sẽ gây ít phiền toái hơn. Nếu xe của bạn đã lâu không được đụng tới hoặc bạn thấy có vấn đề nào đó, hãy đưa xe đến một tiệm sửa xe đạp. Nếu bạn muốn tự mày mò, bạn có thể tìm hiểu thông qua các bài viết hướng dẫn và video trên mạng.
 
Kiểm tra xe trước khi đi
 
Trước khi phóng xe ra ngoài, hãy kiểm tra lại xe một lượt để chắc chắn xe chạy tốt và thoải mái:
 
1. Kích cỡ: Xe có vừa với bạn không? Tốt nhất, khi bạn kẹp xe giữa 2 chân, thanh ngang của khung xe nên cách bạn khoảng 3 - 5 cm (với xe đạp thường) hoặc 5 - 10 cm (xe đạp địa hình).

2. Độ cao yên xe: Kiểm tra xem yên xe đã được điều chỉnh phù hợp với chiều cao của bạn chưa. Yên xe thường có thể chỉnh để nghiêng về phía trước, nằm ngang hoặc nghiêng về phía sau tùy thích. Tuy nhiên hãy nhớ chiều cao và hướng của yên xe ảnh hưởng khá nhiều tới đầu gối cũng như cách bạn đạp xe. Bạn phải chỉnh sao cho khi ngồi trên yên, bàn chân đặt trên bàn đạp và chân duỗi hết cỡ, đầu gối của bạn chỉ hơi gập lại. 
 
3. Bánh xe: Đảm bảo rằng chốt hoặc ốc trục giữa đã được vặn chặt.
 
4. Phanh: Bóp tay phanh kiểm tra xem đệm phanh có bám vành hoặc đĩa phanh hay không, chỉ có như thế phanh mới hoạt động tốt và xe có thể dừng lại theo ý muốn.
 
5. Vành: Lật ngược xe lên và quay nhanh bánh xe. Vành phải quay thẳng và không bị lắc từ bên này qua bên kia hoặc từ trên xuống dưới và ngược lại.
 
6. Lốp: Kiểm tra các vết mài mòn hoặc rách trên lốp. Hãy chắc chắn rằng bánh xe đã được bơm đủ căng.
 
7. Khung và cổ xe: Kiểm tra khung xem có vết nứt nào không. Giữ phanh trước và đẩy mạnh xe về phía trước và phía sau để kiểm tra độ rơ (lỏng lẻo) của cổ xe. Không nên lái xe đạp khi khung bị nứt hay cổ xe bị rơ.
 
8. Đĩa - líp xe: Xoay cần đạp và dùng bộ đề để chuyển xích từ đĩa, líp này sang đĩa, líp khác. Xích phải chuyển trơn tru giữa các bộ đĩa - líp khác nhau.
 
9. Cần đạp: Là bộ phận truyền lực, nối giữa bàn đạp và xe. Đạp bàn đạp mỗi bên để xem cần đạp đã chắc chưa. Đừng đi trên một chiếc xe có cần đạp bị lỏng.
 
10. Xích: Hãy chắc chắn rằng dây xích đã được bôi trơn và đủ căng. Quay cần đạp về phía sau và kiểm tra có bị trật xích khi quay hay không.
 
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn

Chọn mũ bảo hiểm
 
Một chiếc mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng nếu bạn mua và đội nó vào. Trên thực tế, mũ bảo hiểm có hiệu quả từ 85 - 88% trong việc bảo vệ đầu khỏi các chấn thương sọ não. Nhiêu đó cũng đủ thấy một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn và đủ tốt là rất quan trọng. Nhưng kích cỡ đầu của mỗi người rất khác nhau và mũ bảo hiểm cũng vậy, vì thế hãy chọn loại mũ vừa nhất với mình.
 
Khi chọn mũ, hãy làm theo những bước sau:
  • Điều chỉnh quai bên và dây cằm (có thể thêm/bớt miếng đệm trong nếu cần) để mũ vừa khít và thoải mái.
  • Khi đội đừng để nón quá nghiêng về phía sau hoặc quá nghiêng về phía trước. Nếu vành mũ sập xuống dưới chân mày nghĩa là mũ quá rộng, còn nếu vành mũ không thể hạ xuống sát chân mày thì sẽ là quá nhỏ. 
  • Với phần quai chữ Y hai bên tai, kéo chốt điều chỉnh về vị trí ngay dưới dái tai.
  • Cài quai cằm sao cho chỉ có thể nhét 1-2 ngón tay giữa cằm và quai.
  • Bước kiểm tra cuối cùng:
    • Lắc đầu qua lại, nếu mũ bị lệch đi bạn cần thắt quai chặt hơn.
    • Quai mũ vừa vặn là khi bạn mở rộng miệng mà không kéo theo mũ xuống.
Lưu ý: Khi mua mũ bảo hiểm xe đạp cho trẻ em, đừng mua theo kiểu “sau này lớn lên sẽ vừa”. Hãy mua loại mũ vừa với trẻ tại thời điểm đó.
 
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn
 
Đi theo một lộ trình an toàn
 
Có thể bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về cung đường bạn sẽ đi, nhưng nếu không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của mọi người. Nếu có một người bạn hoặc đồng nghiệp cùng đạp xe đi làm, hãy hỏi họ. Đôi khi họ sẽ biết những đường đi mà bạn không thể tìm thấy trên bản đồ.
 
Khi chọn đường đi, hãy xem xét tới các vấn đề như đường đang thi công, xe cộ quá chật chội, khu vực nhiều tội phạm, có chó, đồi dốc, hay đường có làn riêng cho xe đạp không. 
 
Mẹo nhỏ: Hãy sử dụng bản đồ online, ví dụ như Google Maps, để tìm và tra cứu lộ trình bạn muốn đi. Bạn cũng có thể biết độ dài quãng đường và tính toán thời gian hoàn thành chặng đường nữa.
 
Tập luyện
 
Nếu bạn chưa từng đi xe đạp (thực tế rất nhiều người tập đi xe máy, ô tô nhưng lại chưa bao giờ ngồi trên xe đạp), chắc chắn bạn phải tập đi rồi. Còn nếu bạn không quen đi xe đạp địa hình hay lâu rồi không lái xe đạp, bạn cũng nên dành thời gian làm quen một chút.
 
Một số lưu ý nhỏ cho bạn khi luyện tập với xe đạp: 
  • Tìm một bãi đỗ xe trống, công viên rộng hoặc đường mòn quang đãng để tập thoải mái hơn.
  • Kiểm tra phanh bằng cách bóp phanh từ từ và nhẹ nhàng. Khi phanh, hãy bóp phanh sau rồi mới bóp phanh trước. Bóp phanh trước đột ngột có thể khiến bánh trước bị khóa chặt và bánh sau sẽ bị trượt lên trên, đồng nghĩa với việc bạn có thể bị bay ra khỏi xe.
  • Lao xe xuống dốc (không quá cao) và bỏ chân ra khỏi bàn đạp để cảm nhận tay lái và độ cân bằng.
  • Tiếp theo hãy nhấn bàn đạp, bẻ lái và phanh. Đừng vừa phanh vừa rẽ cùng một lúc, đặc biệt là phanh trước.
  • Nếu sử dụng bàn đạp có quai, hãy tập xỏ quai, tháo quai, rút chân và dừng lại. 
  • Trước khi lái xe ra đường, hãy tập cách bắt đầu di chuyển và dừng lại trên dốc, cả khi lên và xuống dốc.
Mẹo nhỏ: Giữ ngang bàn đạp khi phanh sẽ giúp phanh “ăn” hơn và giữ chân bạn cách mặt đất một khoảng an toàn.

CÁC LƯU Ý KHI ĐẠP XE

Tiếp theo, hãy đặt mục tiêu cho bản thân. Bắt đầu có thể đơn giản là đạp xe vài vòng khu phố hoặc quanh thị trấn. Vào cuối tuần, có thể bạn sẽ muốn đạp xe đến chỗ làm để xem nếu đạp xe đi làm sẽ mất bao lâu (nhưng nhớ rằng trong ngày đi làm thì xe cộ sẽ đông đúc hơn).
 
Nếu bạn muốn đạp xe đi làm, lúc đầu chỉ nên đi một chiều. Có thể để xe ở chỗ làm, nhờ ai đó đưa đi hoặc đón xe buýt đi làm buổi sáng, còn buổi chiều bạn có thể đạp xe thong thả về nhà.
 
Mẹo nhỏ: Tìm một người có kinh nghiệm để hướng dẫn hoặc ai đó đạp xe cùng bạn sẽ giúp bạn có động lực hơn.
 
Điều chỉnh đĩa - líp
 
Điều chỉnh bộ đĩa - líp phù hợp sẽ giúp bạn đạp xe dễ dàng hơn. Bạn sẽ không muốn đạp xe với loại đĩa lớn nhất vì chắc chắn bạn sẽ kiệt sức. Bạn cần dùng đĩa nhỏ hơn để bạn không phải dùng quá nhiều sức. Bạn cũng có thể muốn lao xuống dốc nhanh nhất có thể bằng cách sử dụng đĩa trước loại lớn, đạp càng nhẹ thì tốc độ càng nhanh. Hoặc bạn sẽ muốn xuống dốc từ từ kết hợp bóp phanh để tránh tai nạn.
 
Cho dù bạn điều chỉnh tốc độ như thế nào thì hãy cố giữ xích không bị bắt chéo so với thân xe. Ví dụ, không nên dùng đĩa trước cỡ lớn nhất cùng líp sau cỡ nhỏ nhất. Tránh sử dụng như vậy, bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ của dây xích.
 
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn
 
Nếu bạn có đồng hồ cho xe đạp, bạn có thể kiểm tra số vòng tua (số vòng mà bàn đạp quay được trong 1 phút). Con số hiệu quả nhất rơi vào khoảng từ 70 - 90 vòng/phút.
 
Đạp xe trên đường
 
Rất có khả năng quanh nơi bạn ở không có nổi một khu vực vắng vẻ, hoặc đường sá không có làn riêng cho xe đạp, nên bạn buộc phải làm quen với việc đạp xe ngay trên đường cùng nhiều phương tiện khác. Thực ra điều đó không quá khó. Hãy tưởng tượng rằng lái xe đạp cũng tương tự như khi bạn đi xe máy hoặc ô tô, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người:
  • Đừng bao giờ đi ngược chiều
  • Tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo giao thông.
  • Báo hiệu khi muốn rẽ.
  • Dắt xe gọn vào lề đường khi dừng lại. 
  • Đừng vượt phía tay phải.
  • Chú ý quan sát trước sau.
  • Nếu có nhiều hơn 5 chiếc ô tô đi phía sau bạn, hãy đi chậm sang bên phải và để họ vượt lên.
  • Hãy đi thẳng, đừng lạng lách đánh võng.
  • Khi muốn rẽ hay quay đầu, giảm tốc độ hoặc dừng hẳn lại và giơ tay xin đường.
  • Quay đầu ra phía sau để quan sát, đặc biệt khi đổi làn hoặc rẽ.
  • Mặc đồ sáng màu để mọi người dễ chú ý.
  • Cẩn thận với xe đi từ đường ngang hoặc ngõ hẻm ra, họ có thể không thấy bạn.
  • Dùng còi hoặc chuông để báo hiệu
  • Xe tải luôn có điểm mù khi rẽ, hãy giữ khoảng cách an toàn.
  • Nếu bạn bị xe phía trước che mất tầm nhìn, hãy đi sang 1 bên hoặc đi chậm lại để quan sát xung quanh.
  • Sẵn sàng phanh xe bất cứ lúc nào, đặt tay gần phanh để có thể nhanh chóng dừng xe.
  • Để tránh bị bất ngờ, giữ khoảng cách với xe trước ít nhất 2 mét.
  • Nhanh chóng đi qua các giao lộ. 
  • Cẩn thận với những tài xế quên bật đèn xi nhan.
  • Cảnh giác với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
Chú ý: Đừng nghĩ rằng bạn đang đi xe đạp thì có thể vi phạm luật giao thông, Hãy tuân thủ các quy tắc khi đi trên đường.
 
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn
 
Vị trí làn
 
Điều này được những người đi xe đạp nói đến khá nhiều, đặc biệt là những người không thường xuyên đi xe đạp. Nhìn chung, hãy:
  • Luôn đi sát về phía bên phải khi làn đủ rộng. Điều này cho phép các phương tiện khác vượt bạn dễ dàng hơn.
  • Giữ làn (đạp xe ở giữa làn đường) trong những trường hợp: Đường quá chật để ô tô vượt an toàn; bạn đang đi trong hầm, khi có ô tô đỗ bên đường, nơi có nhiều cống rãnh, đường mấp mô hoặc khi bạn đang đi cùng tốc độ với các xe khác. Như vậy sẽ giúp bạn dễ quan sát hơn và các xe khác chỉ có thể vượt khi đường đủ rộng và an toàn.
Những nguy hiểm có thể gặp phải
  • Đừng đeo tai nghe, hãy lắng nghe xung quanh.
  • Quan sát và lắng nghe tiếng mở cửa ô tô. Giữ khoảng cách 2 mét với ô tô và chú ý dấu hiệu xe bắt đầu di chuyển.
  • Quan sát những nguy hiểm trên mặt đường, chẳng hạn như đá vụn hoặc nắp cống.
  • Đừng đi quá sát các phương tiện khác để tránh lọt vào điểm mù. Bạn có thể sẽ không thấy được nguy hiểm trên đường (như ổ gà) cho đến lúc quá muộn.
  • Băng qua đường tàu theo một góc 90 độ để tránh bị vướng bánh xe vào đường ray.
  • Khi đi xe trên đường cao tốc và bị một xe tải cỡ lớn vượt, chuẩn bị tinh thần vì cả người và xe sẽ bị kéo giật một chút theo phía xe vượt.
  • Khi vượt người đi bộ hoặc 1 chiếc xe đạp khác, hãy bấm còi, chuông hoặc xin đường để họ biết.
  • Giữ khoảng cách giữa bạn và những người đi xe đạp khác.
Trời tối và thời tiết xấu
 
Nếu bạn muốn nhìn rõ xung quanh và mọi người cũng nhìn thấy bạn cả khi tầm nhìn hạn chế, làm theo những lời khuyên sau:
  • Sử dụng đèn trắng rọi phía trước và đèn đỏ nhấp nháy ở phía sau
  • Có thể dùng đền đèn đeo trán hoặc đèn gắn trên mũ bảo hiểm để có thêm ánh sáng và người khác dễ chú ý bạn hơn.
  • Lắp miếng phản quang cả ở phía trước và sau xe. Xe mới có thể có sẵn, nhưng có thể bạn cần mua thêm để dán vào.
  • Bạn có thể dán thêm phản quang lên bánh xe hoặc bàn đạp để tạo thêm tín hiệu cảnh báo.
  • Mặc đồ sáng màu, hoặc dán phản quang lên áo, vai, giày dép.
Vào mùa mưa và lạnh, bạn cần chú ý thêm:
  • Chọn chỗ rộng để đi khi trời mưa, có băng tuyết hoặc sương mù. Đường bị ướt sẽ rất trơn. Phanh của bạn cũng sẽ bị ướt và không ăn khi bóp phanh. 
  • Cầu và cầu vượt lúc đó sẽ trơn trượt hơn đường bằng.
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn
 
Đỗ và khóa xe
 
Cho dù bạn đạp xe đi đâu, hãy luôn bảo vệ nó, vì đó là tài sản của chính bạn:
  • Nếu đi làm, hãy để xe ở chỗ làm hoặc khu vực an ninh đảm bảo.
  • Nếu bạn đỗ xe ở ngoài, hãy khóa xe vào giá hoặc một vật mốc nào đó không thể di chuyển được, tốt nhất là khóa cả hai bánh và khung xe vào đó. Một số loại xe còn có thể tháo rời bánh trước để khóa chung một khóa với bánh sau.
  • Luôn khóa xe vào một vật nào đó, đừng chỉ khóa mỗi xe thôi vì xe đạp rất dễ bị nhấc lên và mang đi nơi khác.
  • Khóa xe vào cột nhôm, cột gỗ, cây nhỏ hay hàng rào trông có vẻ an toàn, nhưng kẻ trộm vẫn có thể cắt đứt và lấy xe được.
  • Một số tòa nhà, vỉa hè hay cửa hàng không cho phép đỗ xe phía trước. Hãy hỏi người xung quanh nếu thấy không chắc chắn.
  • Dùng khóa cáp hoặc khóa chữ U, khóa chữ U đôi và/hoặc một bộ khóa. Tên trộm càng tốn nhiều thời gian và công sức để phá khóa thì xe càng khó bị lấy đi. 
  • Hãy khóa xe ở vị trí dễ thấy và có nhiều người
  • Hầu hết bãi đậu xe đều có chỗ riêng cho xe đạp với mức phí thấp hơn
  • Tháo ra và mang theo những phụ tùng dễ bị mất như túi, bơm, đồng hồ xe, đèn hoặc yên tháo nhanh.
Lưu ý thêm:
  • Thậm chí nếu bạn không cần đến khóa vì gửi xe tại chỗ làm, bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình 1 cái trong trường hợp bạn cần dừng lại trên đường đi.
  • Đừng dùng khóa to quá mức cần thiết. Một ổ khóa vừa vặn sẽ khiến kẻ trộm khó xoay sở hơn.
  • Không nên dùng khóa quá cũ. Khóa có thể bị lỏng lẻo hoặc kẻ trộm đã quen với loại này.
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn

NÂNG MỨC ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP

Sau khi đã luyện tập được một thời gian, sẽ đến lúc bạn cần tới một vài trang bị khác để quá trình tập luyện thoải mái hơn, an toàn và chuyên nghiệp hơn.
 
Các vật dụng sửa chữa cần thiết
 
Trừ phi bạn chỉ đi lại loanh quanh gần nhà, còn không bạn nên mang theo những vật dụng dưới đây:
  • Bơm loại nhỏ
  • Săm dự phòng hoặc bộ vá săm.
  • Dụng cụ bẩy lốp xe.
  • Dụng cụ đa năng chuyên dụng cho xe đạp.
Mẹo: Nếu mua săm dự phòng, hãy chọn đúng loại săm với lốp xe của bạn. Kích cỡ săm và lốp thường có ngay trên vành lốp.
 
Trang bị cơ bản
.
Hãy chọn những trang bị dưới đây để mang theo:
  • Kính râm hoặc kính trong.
  • Nước: mang theo 1 chai nước với giá gắn trên khung xe hoặc một túi nước lớn cho những chặng dài.
  • Đồ ăn vặt hoặc thực phẩm cao năng lượng.
  • Kem chống nắng.
  • Giấy tờ tùy thân.
  • Điện thoại di động.
Trang phục đạp xe
 
Khi đạp xe đi làm hoặc đi lại thường ngày, bạn không cần phải để ý đến trang phục. Tuy nhiên nếu bạn muốn luyện tập trên quãng đường dài, hãy mặc trang phục chuyên dụng cho đạp xe để cảm thấy thoải mái hơn, và thay đồ ở chỗ làm hoặc ở đích đến tùy ý:
 
Một số vật dụng mà bạn có thể cân nhắc:
  • Quần đùi hoặc quần dài chuyên dụng: Khi đạp xe đường dài, bạn sẽ cần được thoải mái hơn.
  • Áo bằng vải thoáng khí: giúp mồ hôi bay hơi nhanh và giảm nhiệt cho cơ thể.
  • Găng tay có đệm: giúp tay không bị chà xát gây phồng rộp và giữ ấm cho tay.
  • Tất: loại nhẹ, làm bằng vải tổng hợp để thoáng khí.
  • Áo choàng hoặc áo khoác: Tùy vào thời tiết.
  • Giày đi xe đạp: Giày đế cao hoặc đế đinh sẽ giúp bạn đạp xe dễ hơn.
  • Bọc giày: Mang bên ngoài giày để chống thấm nước cho giày.
  • Đệm mũ bảo hiểm: Dùng để lót vào mũ bảo hiểm trong những ngày lạnh.
  • Quần tất: giúp giữ ấm trong những ngày lạnh.
Lưu ý thêm: 
  • Mặc nhiều lớp quần áo để có thể dễ dàng mang thêm hoặc cởi bớt khi thời tiết và nhiệt độ cơ thể thay đổi.
  • Sử dụng loại giày không có kẽ hở hoặc lỗ để giữ ấm.
kien-thuc-co-ban-khi-luyen-tap-voi-xe-dap-wetrek.vn
 
Những trang bị khác
 
Một số gợi ý theo thứ tự cần thiết:
  • Chuông / còi: tương tự như còi xe máy, ô tô vậy.
  • Gương: Để quan sát phía sau bạn. Có thể gắn ở tay lái hoặc trên mũ bảo hiểm.
  • Chắn bùn: bảo vệ xe bạn và những người đi trên đường khác khỏi bùn và nước
  • Miếng phản quang: Hầu hết xe đạp đã có sẵn, tuy nhiên bạn có thể dán thêm để xe dễ nhận biết trong đêm hơn.
  • Đèn đeo trán: để bạn nhìn đường và báo hiệu tốt hơn.
  • Đèn hậu: tương tự như đèn hậu của xe máy và ô tô.
  • Pin dự phòng: Cung cấp năng lượng cho đèn đeo trán.
  • Giá để đồ: Một vị trí rất tốt để mang theo đồ đạc và trang bị
  • Xe kéo: bạn có thể mang theo đồ cồng kềnh hoặc thậm chí trẻ em.
  • Bàn đạp có quai và giày đi xe đạp: Để đạp xe hiệu quả hơn.
  • Đồng hồ xe đạp: bạn không còn phải đoán chừng khoảng cách và tốc độ nữa.
Mang theo trang bị như thế nào
 
Điều này tùy vào sở thích của mỗi người và lượng hành lý bạn muốn mang theo
  • Túi dưới yên (còn được gọi là túi yên ngựa): được gắn trực tiếp dưới yên xe, thường được dùng để đựng dụng cụ sửa xe và các vật dụng nhỏ cần thiết khác.
  • Túi yên sau: Một túi buộc phía sau trên gác ba ga sẽ có đủ chỗ chứa cho những đồ lặt vặt cần thiết
  • Túi bên: Một bộ túi bên gắn vào gác ba ga sau xe sẽ là một giải pháp tuyệt vời để mang hành lý hoặc một lượng lớn trang bị để đi làm/dã ngoại.
  • Túi trước: Gắn vào giá đỡ phía trên bánh trước, gần giống với túi bên.
  • Túi đeo chéo: Có dây đeo chéo qua vai, một số loại còn có cả quai xách. Các ngăn bên trong thường được thiết kế để đựng máy tính và những đồ dùng văn phòng khác.
  • Ba lô: thuận tiện, bạn sẽ đeo trên lưng chứ không cần buộc vào xe.
  • Túi ghi đông: Gắn vào ghi đông xe để mang những vật dụng nhỏ. Một số loại túi còn có một ngăn nhỏ trong suốt để bạn giữ bản đồ hoặc điện thoại, rất tiện để vừa đi vừa xem đường.
  • Giỏ: Thường gắn trước ghi đông xe. Một số loại giỏ có thể tháo ra nhanh chóng và có quai xách, bạn có thể xách theo để làm giỏ đi chợ thuận tiện.
Khi đến nơi
 
Rửa ráy:
 
Nếu chỗ làm của bạn có nhà tắm riêng thì quá thuận tiện, nhưng nếu không có thì vẫn còn những giải pháp khác cho bạn:
  • Bồn rửa mặt: chỉ cần một cái khăn nhỏ để bạn rửa mặt và lau qua người.
  • Khăn ướt cũng có tác dụng trong những lúc cần thiết.
  • Để những đồ sạch đẹp ở chỗ làm hoặc phòng tập, bạn sẽ không cần phải mang theo mỗi ngày đi làm.
Trang phục:
  • Bạn có thể mang theo quần áo đi làm hoặc mang sẵn một bộ đến chỗ làm vào ngày không đi xe đạp. Nếu không có tủ để đồ riêng, hãy để ở ngăn bàn, treo sau cánh cửa hoặc thậm chí móc trong kho.
  • Chọn lựa và mang những bộ đồ ít bị nhăn.
  • Để một đôi giày dự phòng ở chỗ làm.
  • Để một bộ đồ lót, tất và quần áo sạch ở chỗ làm nhỡ một ngày nào đấy bạn quên mang theo.
DUKI Hoàng
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store