Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
Bàn về thực trạng rắn xuất hiện cả ngày đêm quanh các khu cắm trại
Bởi: SARA
19/08/2020  -  5693 Lượt xem

Cứ đến mùa mưa là chủ đề về Rắn rất sôi động và đặc biệt là mối lo rắn xuất hiện xung quanh các địa điểm cắm trại, du lịch. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích và kinh nghiệm xử lý khi bị rắn cắn. 

1. Các loại rắn hay xuất hiện ở các khu vực cắm trại 

Theo thống kê thì ngoài họ rắn Lục Đuôi Đỏ ra thì loài Rắn có tỉ lệ xuất hiện nhiều nhất nơi Camping là Rắn Cạp Nia và Rắn Khuyết Lào. Cả hai loài này thân đều có khoang na ná nhau.

Bên trên là Cạp Nia - Bungarus Vảy Lưng To 6 Cạnh. / Bên dưới Khuyết Lào - Lycodon vảy thường 4 cạnh, ko độc.

Bên trên là Cạp Nia - Bungarus Vảy Lưng To 6 Cạnh. Bên dưới Khuyết Lào - Lycodon vảy thường 4 cạnh, ko độc - Ảnh Trần Đại

Cạp Nia - Bungarus candidus độc thần kinh mạnh cực kỳ nguy hiểm. 

Rắn Khuyết Lào - Lycodon laoensis rắn khoang vàng đen nhìn hơi giống rắn Cạp Nong nhưng hoàn toàn không có độc, vô hại

Rắn Cạp Nong - Bungarus fasciatus rắn độc thần kinh cực mạnh nguy hiểm

Rắn Chàm Quạp - Calloselasma rhodostoma rắn độc máu, độc cực mạnh nguy hiểm

Khu vực hay xuất hiện:  Đỉnh núi Bà Đen, Núi Chứa Chan, Núi Dinh - Bà Rịa, Đồi 2 Cây Thông- Tà Năng, Lán Trại du lịch của VQG Bù Gia Mập, Núi Dinh Bà Rịa - Vũng Tàu....

Camping Núi Dinh cùng những tay soi thú amater. Vừa ra ngỏ trại đã đụng ngay thứ dữ Chàm Quạp- Ảnh Trần Đại

 

2. Nguyên nhân rắn xuất hiện ở các khu căm trại
Ngoài một số khu rừng có sinh cảnh tốt để rắn phát triển ra thì một trong số nguyên nhân chính là do thói quen của người Việt hay xả rác bừa bãi gần trại và tiêu thụ nhiều thực phẩm dẫn đến thừa mứa. Điều này thu hút các loài bò sát, côn trùng, họ gặm nhắm đến kiếm ăn. Những loài trên chính là thức ăn của họ rắn có độc và ko độc.

Loài rắn nói chung, rắn Cạp Nia nói riêng ăn các loài rắn khác, thằn lằn, ếch , cá, chuột,... Chúng thường nằm một chổ chờ con mồi đi qua, nếu bạn ko đụng vào thì ko sao, nó rất lì, đuổi nhưng ko chịu đi hoặc đi nhưng sau đó quay lại. Điều may mắn là chúng ko chủ động tấn công và hiền lành hơn so với Rắn Hổ Mang. 

3. Đặc điểm nhận dạng Cạp Nia và Khuyết Lào. 

  • Giống nhau: cả hai đều có thân chia thành nhiều khoang Trắng - Đen. 

  • Khác nhau: 
    • Rắn Cạp Nia: thân có nhiều khoang Trắng- Đen rất đều nhau, đầu thon mảnh, Body có thiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng- hông, đuôi hẹp dần nhọn. Các vảy trên đuờng Sống Lưng to có 6 cạnh thay vì 4 cạnh như vảy toàn thân. VẢY LƯNG 6 CẠNH LÀ CÁCH ĐỊNH DANH CỐT LÕI để nhận diện giữa Cạp Nia và Khuyết Lào vốn có đặc điểm na ná Cạp Nia mà mọi người rất hay nhầm lẫn. 
    • Rắn Khuyết: có khoang trắng - đen phân bố KHÔNG ĐỀU nhau , có đen khoang đen to dài, khoang trắng ít và nhỏ. Size của rắn Khuyết rất nhỏ, body tròn , Vảy Sống Lưng chỉ 4 cạnh thay vì 6 cạnh như Cạp Nia. Đầu nhìn nhút nhát, hiền lành ko có sát khí.

4. Cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại

Bạn cần cảnh giác với rắn độc cắn khi tới các vùng đồi núi, đồng quê hoặc những khu vực như bãi cỏ, rừng cây.  Khi du lịch cùng trẻ nhỏ không nên cho bé leo trèo cây, vì dễ bị tai nạn do ngã hoặc rắn lục núp trong các tầng lá tấn công.

Mang giày cao cổ, ủng và mặc quần dài phủ ngoài giày, đội mũ rộng vành khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Dùng đèn khi đi trong bóng tối hoặc ban đêm, không ngủ dưới nền đất, và cẩn thận khi đi ra ngoài mùa hè, trời mưa, tối. Ngoài ra, bạn có thể đem theo người một số loại cây như sả, lưỡi hổ, nén, sắn dây, hoa lan tỏi... vì chúng đều có tác dụng đuổi rắn.

5. Sơ cứu khi bị rắn cắn

Xử lý như thế nào khi bị rắn cắn? Điều này sẽ phải dựa vào tuỳ họ rắn mà ta có cách sơ cứu khác nhau. Ở Việt Nam, trên cạn chỉ có hai loài chính có độc là Họ Rắn Lục và Họ Rắn Hổ.

Làm gì khi bị rắn cắn?

Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì có thể không phải rắn độc.

  • Đối với Rắn Lục

Dấu hiệu tại chỗ vùng bị rắn cắn: đau nhức, sưng tấy, chảy máu, bầm tím đen, viêm, sưng phù nề, bóng nước, sưng hạch, rối loạn đông máu…  

  • Đối với Rắn Hổ

Dấu hiệu toàn thân: bồn chồn, buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân (mệt lả, chóng mặt, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, vã mồ hôi lạnh, tê bại chân tay, mạch nhanh không đồng đều, đồng tử co nhỏ (không thể co dãn, có thể dãn rất to gây hoa mắt), sụp mí mắt, liệt cơ mặt, hoa mắt (vì bạn sẽ bị liệt 2 phần cơ điều khiến con mắt, nên mắt sẽ bị khóa nhìn về 2 hướng).

Mô tả theo kinh nghiệm của những người từng trải: liệt, thụt lưỡi, cảm thấy đắng cuống họng (vì lưỡi bạn đã bị vô hiệu hóa); co thắt cổ họng, đờm dãi trào không ngưng, tắt đường thở; đây là một trong những nguyên nhân gây tử xong); ngất xỉu, (liệt cơ hoành, trụy tim chết ngay tức thì)…). Chắc chắn là rắn độc.

  • Khi xác định là rắn độc nói chung cắn, nạn nhân cần:
    • Vệ sinh vết thương bằng nước sạch
    • Hạn chế tối đa cử động
    • Không đắp thuốc lá cây trà rượu hay thuốc bí truyền vv
    • Để vị trí nơi vết cắn thấp hơn tim
    • Thở đều, bình tĩnh, cố gắng trao đổi vs mng về tình trạng bản thân (cảm thấy ntn, bắt đầu những triệu chứng gì? vd: sưng, đau, ê, nhức đầu, hoa mắt, chống mặt, tức ngực, không cảm nhận được cơ quan nào, vv)
    • Người trợ giúp cần:
    • Giữ bình tĩnh không bấn loạn, trấn an nạn nhân hết mức
    • Giữ bình tĩnh, theo dõi tình trạng nạn nhân
    • Không, rạch, cắt, mở rộng vết thương to hơn!
    • Không chườm nóng, lạnh
    • Không hút độc từ vết cắn (người hút độc có thể chết vì thiếu hiểu biết)
    • Khi nạn nhân ra hiệu khó thở, hãy hô hấp nhân tạo, duy trì mọi cách để sự hô hấp của họ đc đảm bảo đến khi tiếp cận y tế.

5. Đánh giá tính độc của các loại rắn

  • Với rắn lục, chàm quạp, lục núi:
    • Người khỏe mạnh trưởng thành tỉ lệ chết rất thấp, phụ nữ, trẻ em, người già thì cao.
    • Loại này cắn tỉ lệ sống cao nhất nên tinh thần khá ổn, nhưng hoại tử đoạn chi rất cao nếu sơ cứu sai và đến y tế chậm (càng nhanh tỉ lệ đoạn chi càng thấp).
    • Khi xác định lục cắn, tháo mọi tư trang gần vết thương, không quấn băng gạt vì tụ máu quá trình hoại tử diễn ra nhanh hơn
    • Nạn nhân lên đến cơ sở y khoa trong vòng 24 tiếng và du di 48 tiếng tùy thể trạng và diễn biến độc tố
  • Với rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, hổ chúa:
    • Tuyệt đối không garô! Hãy băng gạt, xiết vừa phải cả vùng chi nơi bị cắn để máu lưu thông chậm lại chứ k làm tắt mạch máu.
    • Độc nguy hiểm bậc nhất!
    • Hổ mang cắn, bạn có từ 1 - 3 tiếng để kịp đến cơ sở y tế có đủ thiết bị trợ oxi
    • Cạp nia, cạp nong cắn tương tự, nhưng nguy hiểm hơn vì vết cắn không gây đau, không cảm giác, chỉ lừ đù rồi thiếp đi... Người quen mình gặp rất nhiều ca từ bv tỉnh lẻ bị cạp nia cắn và chết trên đường chuyển lên tuyến trên vì khi triệu chứng rõ ràng nhóm rắn thì quá muộn.
    • Hổ chúa: từ 15' - 60', thật may mắn vì chúng rất khôn ngoan lẩn tránh con người, và đây là loài cực kì quý hiếm song song với nguy hiểm, thấy thì bỏ chạy cấm được đến gần!

Diễn biến thông thường nhất của độc thần kinh đã đc liệt kê phía trên theo mức độc nguy hiểm nghiêm trọng dần đến cao nhất là chết. Nếu nạn nhân đã liệt toàn bộ cơ mặt, mng cố giao tiếp vs nạn nhân qua tín hiệu bằng ngón tay. Khi nạn nhân ra hiệu khó thở, hãy hô hấp nhân tạo, làm mọi cách để duy trì sự hô hấp của họ. Cố giữ họ tỉnh táo đừng để họ hôn mê. Khi họ có dấu hiệu trào đờm, trào dãi, hãy đặt nghiêng đầu để đờm dãi thuận tiện trào ra ngoài, và tìm cách hút hết đờm dãi tù động càng nhanh càng nhiều càng tốt, để mở đường thở yếu ớt cho họ.

Tình trạng nạn nhân giờ đây nếu k rơi vào bất tỉnh, thì nôm na họ đang là người thực vật, họ hoàn toàn có thể suy nghĩ tư duy như chúng ta, nhưng mọi cơ quan bày tỏ cảm xúc, hô hấp, và cử động đã bị đánh liệt. Cố gắng giúp họ trao đổi đơn giản qua kí hiệu ngón tay. Thính giác k bị ảnh hưởng nên họ nghe bình thường.

Nhưng chung quy lại theo kinh nghiệm bị rắn cắn rất nhiều lần của những làm nghiên cứu bò sát, sinh thái học, lúc bị rắn độc cắn thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện, đừng đặt mạng sống mình vào tay mấy ông thầy bà không quen biết mà mạng vong. Khi chuyển viện nên vào các bệnh viện lớn để có full huyết thanh các loài phổ biến. Nếu là rắn lạ thì thiết bị y tế cũng đủ để lọc máu và điều trị triệu chứng cho đến khi bạn khỏi, có huyết thanh mất 2 3 ngày, không huyết thanh mất 2 3 tháng nằm viện. Điều trị dịch vụ, không bhyt tầm khoảng 1tr/ ngày full service, huyết thanh khoảng 1tr/ lọ.

Mua ngay Bộ Sơ Cứu Rắn Cắn tại WETREK.VN

Trần Đại

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
[WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ [WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ
Bởi: Ethan
31/03/2015 - 23.717 lượt xem
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store