[WeNews] Đi đâu thì đi, đừng bỏ lỡ 4 cực của Tổ Quốc mà ai ai cũng muốn đến một lần trong đời
Dù cho có phải là phượt thủ, là người đam mê chủ nghĩa xê dịch hay không thì chắc có lẽ ai cũng đều mong muốn được một lần được đặt chân đến 4 cực của Tổ quốc.
1. Cực Đông - Nơi đầu tiên đón bình minh trên đất liền Việt Nam
Về lý thuyết, điểm cực đông trên đất liền Việt Nam thuộc địa phận Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa nhưng tùy thời điểm trong năm, Mũi Điện - Phú Yên có thể đón bình minh trước. Dù cho điểm nào là cực Đông đi chăng nữa, thì cả 2 điểm đến này thì vẫn chắc là điểm đến hấp dẫn và đầy thu hút với mọi người.
Mũi Điện hay còn gọi là mũi Đại Lãnh nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Du lịch Mũi Điện hiện nay đã được đầu tư quản lý, thu vé, xây dựng đài quan sát, chòi nghỉ… đến Mũi Điện hôm nay, bạn có thể kết hợp thăm điểm cột mốc, hải đăng Đại Lãnh hay tắm biển ở Bãi Môn. Hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, có vai trò quan trọng trong giao thông hàng hải, và là một trong những hải đăng nổi tiếng nhất Việt Nam. Ngọn đèn từ hải đăng Đại Lãnh cũng như những hải đăng khác, sẽ kết hợp có công dụng dẫn đường, xác định vị trí cho tàu thuyền khi di chuyển vào ban đêm.
Đừng bỏ lỡ 4 cực của Tổ quốc mà ai ai cũng muốn đến một lần trong đời
@Ryan Đăng Nguyễn
@Say Hallo Everybody
Mũi Đôi – Hòn Đầu lại là nơi làm say lòng các phượt thủ hơn. Theo những đo đạc bởi toạ độ và Google maps, nơi đây có nhích ra ngoài biển Đông chút so với Mũi Điện. Bên cạnh đó, việc đi đến mũi Đôi, từ lâu cũng được xem là một hành trình đầy thử thách và khó khăn. Băng qua cồn cát dưới cái nắng gay gắt, “nhảy ghềnh”, đi bộ xuyên rừng nên đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt, trang bị gọn nhẹ và lòng quyết tâm. Chạm đến cực đông Mũi Đôi không chỉ là sự thỏa mãn về việc chinh phục được một tọa độ đặc biệt của Tổ quốc, bạn sẽ có được trải nghiệm thú vị và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp biển trời bất tận của vịnh Vân Phong.
Mũi Đôi – Hòn Đầu lại là nơi làm say lòng các phượt thủ hơn.
Chinh phục mũi Đôi là một hành trình đầy thử thách và khó khăn.
Nhưng phần thưởng cho bạn là khung cảnh không thể nào tuyệt vời hơn.
2. Cực Tây A Pa Chải - một con gà gáy ba nước nghe
Nơi để lại nhiều cảm xúc với mọi người nhất có lẽ là điểm Cực Tây A Pa Chải với tọa độ 22°25'49"N - 102°11'3"E, nằm ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên.
A Pa Chải cũng là nơi đặt cột mốc ngã ba biên giới - đánh dấu biên giới lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc, đồng thời cũng là điểm cực Tây trên đất liền Việt Nam. Cột mốc số 0 – được xây bằng đá hoa cương khoảng cao 2 mét có 3 mặt, mỗi mặt có khắc tên nước và quốc huy của mỗi quốc gia.
Đường đi A Pa Chải đầy khó khăn, thử thách đối với cả những người nhiều kinh nghiệm. Nhưng chắc chắn rằng cung đường đến A Pa Chải sẽ luôn đẹp như bao cung đường Tây Bắc khác. Để tới được đây, du khách phải di chuyển hàng trăm cây số qua nhiều địa danh lịch sử như đèo Pha Đin, Điện Biên Phủ và cả những con đường đất, đá bụi mù trước khi băng đèo, vượt suối tại Mường Nhé. Tiếp đến, du khách phải leo đồi, băng rừng cả ngày trời mới tới được cột mốc không số nằm trên đỉnh Khoang La San, nơi chỉ “một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe”.
Thời gian thích hợp nhất để leo núi và tham quan cực Tây là từ tháng 11 tới tháng 4 dương lịch của năm sau. Với thời tiết trong khoảng thời gian này, du khách “trốn” được cái nắng khô nóng cũng như những cơn mưa rừng, suối dữ vào mùa mưa vì thế cũng ít bị mất sức hơn.
3. Về miền Tây thăm điểm cực Nam: Mũi Cà Mau
Cực Nam của nước ta nằm ở vĩ độ: 8 độ 33’13”B, kinh độ: 104 độ 54’84”Đ, tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
4. CỘT CỜ LŨNG CÚ – CỘT MỐC CAO NHẤT PHÍA BẮC VIỆT NAM
Khi nghĩ về miền địa đầu của Tổ quốc, hai từ Lũng Cú đã in sâu vào tâm trí mỗi người con Việt Nam thân yêu. Người ta nói, nếu hình dung đường biên giới Việt - Trung như một chóp nón, thì hai điểm thấp nhất nằm ở A-Pa-Chải (Điện Biên), Sa Vĩ (Móng Cái), còn chóp là Lũng Cú với độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển.
Cột Cờ Lũng Cú, cột mốc cao nhất phía Bắc Việt Nam - Ảnh: DutchTa
Phải nói rằng, với dân du lịch, chỉ cần chinh phục được 4 cực đỉnh Việt Nam: Cột Cờ Lũng Cú (Hà Giang), Cực Tây A Pa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), Mũi Đôi Cực Đông ở Khánh Hòa và Đất Mũi Cực Nam (Cà Mau) là chứng tỏ đã đi một vòng quanh đất nước.
(Theo Bestie.vn)