WeTrek 2024
(0)
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeNews] Hai cách để chết trên Everest - tử địa lộ thiên lớn nhất hành tinh
Bởi: Nguyễn Hoàng Hiển
29/04/2018  -  2918 Lượt xem
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh

"Buồn thay! Khi thứ mà họ chinh phục được chỉ là đỉnh núi cao còn tình người, họ lại bỏ quên phía sau..."
 
Tiếp nối kỳ 5 trong series "Những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh" tiếp tục là câu chuyện về Everest. Nếu kỳ trước, chúng ta được nghe về những huyền thoại leo núi nổi tiếng trong lịch sử thì ở kỳ 6 này, một "góc tối" của Everest sẽ được đưa ra mổ xẻ. (Đọc kỳ trước, tại đây).
 
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh

Giới chuyên gia phân tích, có hai cách thức để một nhà leo núi bỏ mạng khi thám hiểm trên Everest, đó là: Nội thương - Ngoại thương.
 
Đầu tiên là nội thương (1). Đối với các nhà leo núi, thử thách khắc nghiệt nhất với họ và lá phổi của họ chính là độ cao. Khi lên cao, nhiệt độ và mật độ oxy trong không khí ngày càng giảm.  
 
Các triệu chứng "say độ cao" do thiếu oxy mà một nhà leo núi gặp phải sẽ phụ thuộc vào ngưỡng độ cao khác nhau mà họ đạt được cũng như thể trạng chịu đựng nghịch cảnh của họ khác nhau.
 
Đối với dân leo núi chuyên nghiệp, để chinh phục được đỉnh núi Everest cao 8.848m, các nhà thám hiểm buộc phải sống sót qua "Ngưỡng Chết - DeathZone". Vì đây là lúc họ chạm được đến ngưỡng độ cao hơn 8.000 so với mực nước biển. Lúc này, lượng oxy trong không khí chỉ còn 30% so với mực nước biển.
 
Huyền thoại leo núi chuyên nghiệp người Mỹ David Breashears từng ví rằng: Việc hít thở với bình dưỡng khí tại "Ngưỡng Chết" khắc nghiệt như việc bạn chạy trên máy tập mà chỉ hô hấp qua ống hút bé xíu vậy!
 
Nếu ở quá lâu ở "Ngưỡng Chết", nhà leo núi không chỉ cảm thấy kiệt quệ sức lực vì cơ thể lúc này đang cố gắng "kiếm thêm" oxy cho nội quan mà còn dẫn đến chứng phù não cao (HACE) và phù phổi cao (HAPE), gây hôn mê và tử vong.
 
Trạng thái hôn mê cùng với điều kiện khách quan như gặp bão tuyết, lở tuyết là hai trong những nguyên nhân gây nên cách thức thứ hai: Ngoại thương (2).
 
Trong tình trạng mất phương hướng, nhà leo núi có thể bị ngã một cú chí mạng dẫn đến tử vong ngay lập tức. Nhẹ hơn, cú ngã có thể khiến họ không thể di chuyển. Lúc này, đau đớn, rét lạnh, thiếu oxy... đều có thể khiến họ bỏ mạng giữa chừng ở "vùng tử địa".
 
Thông thường, ngoại thương xảy ra ở các sườn núi vùng thấp hơn của Everest. Còn nội thương thường xảy ra khi nhà leo núi tăng dần độ cao mà họ đạt được.
 
Như vậy, "thử thách thần chết" đối với mọi nhà leo núi khi thám hiểm và chinh phục Everest nói riêng và các đỉnh núi cao hơn 8.000m nói chung xuất hiện ngay cả khi họ đang ở vị trí thấp và cao của một ngọn núi.
 
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh
 
Bởi vậy mới nói, để khuất phục "nóc nhà của thế giới" dưới chân, những nhà thám hiểm độ cao ấy phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, độ gan dạ đến mức lì lợm và rất rất nhiều may mắn nếu không, cái giá phải trả ngay lập tức chính là sinh mạng của họ.
 
Cũng giống như huyền thoại leo núi người Ý Reinhold Messner đã từng nói "Tôi leo lên Everest không phải để chết, tôi chinh phục nó để thấy mình sống mãi." 
 
Đỉnh núi cao nhất thế giới ấy vốn vẫn được xem là "nấm mồ" hoang lạnh đáng sợ nhất trên Trái Đất, tuy nhiên, nó chính là đích đến, là "thiên đường" của những nhà leo núi quả cảm, dù họ có thể gửi thân mình trong những chuyến đi còn dang dở, nhưng thế hệ các nhà leo núi nghiêm túc đều truyền đến cho chúng ta thông điệp: Không có ngọn núi nào quá cao, chỉ cỏ quyết tâm là cao hơn tất cả.
 
65 năm kể từ ngày Edmund Hillary (1919 - 2008, người New Zealand) và Tenzing Norgay (1914 - 1986, người Nepal) chinh phục thành công đỉnh Everest lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tính cho đến năm 2016, đã có hơn 4.000 nhà leo lúi đặt Everest dưới chân mình. Trong số đó, hơn 250 người vĩnh viễn gửi thân mình chốn tuyết lạnh. Chính điều này biến Everest trở thành "tử địa" lộ thiên lớn nhất thế giới. Hiện thực cay đắng biến Everest thành "Ever Rest" (Chốn yên nghỉ cuối cùng).
 
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh

Giữa những cuộc chinh phục huy hoàng ở đỉnh núi cao, giữa những thông điệp về lòng quyết tâm người ta thu nhận được từ Everest, vẫn có những "góc tối" nhức nhối xoay quanh những cuộc viễn chinh không ngày trở lại.
 
Điển hình là...
 
Cái chết của nhà leo núi David Sharp
 
Ở Everest có rất nhiều câu chuyện bi kịch kể về những con người bỏ mạng giữa chừng trên chuyến hành trình còn dang dở. Cái chết của nhà leo núi người Anh David Sharp (1972 – 2006) là một bi kịch còn tranh cãi mãi về sau.
 
Đó là một ngày giữa tháng 5 năm 2006, David Sharp đã hoàn thành thành công nửa chặng đường chinh phục Everest: Anh đã đặt chân lên đến đỉnh của ngọn núi và đang trên đường trở xuống.
 
Khi đi đường quãng đường dài 460m kể từ đỉnh Everest, David Sharp cảm thấy kiệt cùng sức lực. Oxy quá ít trong không khí, nhiệt độ quá khắc nghiệt khiến anh quyết định náu mình trong một hốc nhỏ để nghỉ ngơi. Ngay thời điểm ấy, thân mình của anh như bất động cùng lớp tuyết dày trắng xóa.
 
Điều tồi tệ thực sự đến khi, từng đội leo núi đi qua anh, người lên người xuống khoảng 40 người, tất cả họ đều nghĩ rằng: Anh đã chết!
 
Thậm chí, có đoàn đi qua và thấy anh vẫn còn hơi thở, nhưng vì quá tham vọng cho đích đến, họ bỏ mặc anh ở đó cho đến khi cái chết ập đến thực sự.
 
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh

Mãi về sau, có đoàn người lúc đi xuống phát hiện và nỗ lực làm ấm cơ thể cũng như đổi cho anh bình oxy còn đầy của họ, nhưng David Sharp đã lạnh ngắt. Cơ thể anh lạnh ngắt vì không được cứu giúp kịp thời. Everest lúc đó vẫn cho anh cơ hội sống nếu như... nếu như...
Cái chết của nhà leo núi trẻ 34 tuổi người Anh David Sharp đã gây nên một làn sóng tranh cãi rất lớn trong giới leo núi thế giới. Những người lên tiếng vì cái chết của David Sharp cho rằng, những người có mặt ở đó, phớt lờ sự thoi thóp của đồng loại giữa vùng tuyết lạnh để leo lên đến đỉnh cho thỏa mãn mục đích cá nhân.
 
Hai năm trước ngày mất, huyền thoại leo núi người New Zealand Edmund Hillary, người thực hiện chuyến thám hiểm thành công đầu tiên lên Everest, cảm nghĩ: "Tôi cho rằng, việc một số người chỉ chăm chăm leo lên đỉnh Everest mong vang danh một lần trong đời mà bỏ lại tình người phía sau quả thực tàn nhẫn. Mục đích cuối cùng của họ chỉ là lên đến đỉnh núi thôi ư? Sai rồi! Họ đã sai khi để lại người đồng đội một mình giữa hốc đá lạnh trong khi hoàn toàn có khả năng cứu sống cậu ấy. Buồn thay! Khi thứ mà họ chinh phục được chỉ là đỉnh núi cao còn TÌNH NGƯỜI, họ bỏ quên phía sau..."
 
hai-cach-de-chet-tren-everest-tu-dia-lo-thien-lon-nhat-hanh-tinh
 

(Nguồn: Soha.vn)
Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC CỦA Hiển
[WeNews] Chàng trai thiết kế lều trên sa mạc, chấp hết thời tiết nóng bức hay lạnh giá, dễ mang & dễ dựng, trở thành doanh nghiệp tỷ đô
Lúc 07:13 - 07/10/2020 - 3.917 lượt xem
[WeNews] Cây cầu có bàn tay khổng lồ mới toanh ở Đà Nẵng "gây sốt" vì đẹp như tiên cảnh!
Lúc 12:22 - 13/06/2018 - 6.050 lượt xem
[WeNews] Chàng trai đạp xe 2 tháng tới Nga xem World Cup
Lúc 12:16 - 13/06/2018 - 3.210 lượt xem
[WeNews] Danh thủ Manchester United ăn phở, đội nón khi thăm vịnh Hạ Long
Lúc 02:57 - 11/06/2018 - 3.205 lượt xem
[WeNews] Thỏa chí đam mê xê dịch với 4 cung đường được dân phượt ngợi khen đẹp nhất Việt Nam
Lúc 01:02 - 09/06/2018 - 3.672 lượt xem
[WeNews] Cập nhật nhanh vé giá rẻ tháng 6 từ các hãng hàng không trong nước
Lúc 10:35 - 09/06/2018 - 3.294 lượt xem
[WeNews] Kinh nghiệm độc hành xuyên Việt của nàng 9x: Đi chơi phải có điều kiện để không bị phân tâm
Lúc 10:03 - 09/06/2018 - 6.284 lượt xem
[WeNews] Những thành phố "một mình một kiểu" trên thế giới
Lúc 02:22 - 07/06/2018 - 3.394 lượt xem
[WeNews] 5 trải nghiệm ở Phan Thiết - Mũi Né đang chờ bạn mùa hè này
Lúc 10:20 - 07/06/2018 - 3.409 lượt xem
[WeNews] Ba ngày kẹt giữa sa mạc, du khách uống nước tiểu để cầm cự
Lúc 10:30 - 05/06/2018 - 3.155 lượt xem
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store