Dao bỏ túi là công cụ quan trọng trong cuộc sống thường ngày và cả trong những chuyến cắm trại dã ngoại. Không chỉ nhỏ gọn và dễ mang theo, dao bỏ túi còn là trang bị không thể thiếu với những người đam mê dã ngoại. Mặc dù có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, nhưng việc giữ cho lưỡi dao luôn sắc bén là việc tối quan trọng cần làm.
Một con dao sắc an toàn tốt hơn một con dao cùn rất nhiều. Hãy thử cắt một quả cà chua chín với lưỡi dao cùn thì bạn sẽ hiểu tại sao.
Có nhiều cách để nhận biết độ cùn của dao. Đơn giản nhất là khi bạn cảm thấy độ sắc không còn như xưa, cảm thấy khó khăn hơn khi cắt gọt. Hoặc bạn có thể chiếu ánh sáng vào lưỡi dao (dùng đèn đeo trán hoặc khi nắng to): lưỡi dao cùn sẽ phản chiếu lại ánh sáng.
Một cách khác cũng thường được sử dụng là dùng móng tay cái. Khi bạn ấn móng tay vào lưỡi dao, lưỡi dao cùn sẽ bị trượt đi trong khi lưỡi dao sắc sẽ cứa vào móng tay và giữ nguyên ở đó.
Đá mài: Chọn một hòn đá mài tại bất kỳ cửa tiệm đồ gia dụng nào. Đá mài thường có 2 mặt: mặt nhẵn và mặt nhám để mài. Cũng có thể bạn chọn 2 loại đá mài khác nhau để có thêm nhiều lựa chọn khi mài. Thông thường bạn sẽ bắt đầu quá trình mài với mặt nhám, sau đó chuyển qua mặt nhẵn để mài thật sắc lưỡi dao.
Nếu như không may bỏ quên đá mài ở nhà thì sao? Bạn có thể dùng tạm một hòn gạch, một lọ hoa, một món đồ sứ chưa tráng men ví dụ như mặt trong bể nước bồn cầu hoặc phần nhám ở đáy đĩa, đáy cốc. Dũa móng tay cũng có thể sử dụng để mài dao; hoặc các đồ làm từ nhôm được phủ lớp nhôm ôxít, tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi mài lại lần cuối cùng. Hoặc bạn có thể dùng đá mài tự nhiên, ví dụ như các hòn sa thạch hoặc thậm chí bất kỳ gờ đá nhẵn mịn nào bên bờ sông.
Chất bôi trơn: Có một số lí do khiến việc mài dao cần có chất chống ma sát. Khi bạn mài lưỡi dao, thật ra bạn đang cạo đi từng lớp rất mỏng của đá mài. Chất bôi trơn giúp bạn giữ bề mặt đá mài sạch để mài dao được tốt. Thêm vào đó, nhiệt năng sinh ra khi bạn mài lưỡi dao trên đá nếu quá cao có thể làm hỏng lưỡi dao. Chất bôi trơn giảm thiểu lượng nhiệt năng sinh ra và bảo vệ lưỡi dao.
Nên dùng chất bôi trơn nào: Phần lớn các chuyên gia khuyên dùng dầu khoáng, nhưng bạn có thể dùng nước hoặc thậm chí nước bọt cũng có thể được.
1. Chuẩn bị đá mài:
2. Đặt dao ở góc phù hợp:
3. Mài từng mặt của lưỡi dao:
4. Mài luân phiên hai mặt dao: Miết lưỡi dao mỗi bên một lần và liên tục luân phiên nhau. Mài luân phiên giúp dao bạn được mài đều góc xiên ở hai bên. Góc xiên là góc giữa mặt dao và lưỡi sắc, quyết định hình dáng của lưỡi dao. Hay đơn giản hơn, góc xiên là phần lưỡi dao bạn sẽ mài.
5. Mài lưỡi dao trên mặt nhẵn: Để tinh chỉnh độ sắc của lưỡi dao, lặp lại quá trình mài bên trên nhưng dùng mặt nhẵn của hòn đá. Bôi trơn bề mặt đá và mài mỗi mặt của dao 5 - 6 lần. Sau đó lại mài luân phiên, cuối cùng lau lưỡi dao thật sạch.
Thanh mài là dụng cụ mài dao bằng thép, được dùng phổ biến trong nhà bếp. Thanh mài khá thuận tiện nếu bạn muốn mài dao nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên sử dụng đá mài cũng cho kết quả tương tự.
Có nhiều loại thanh mài nhưng loại phổ biến nhất là bằng thép. Ngoài ra thanh mài có thể làm từ gốm hoặc kim cương nhân tạo. Mặc dù chất liệu kim cương nhân tạo sẽ cho ra lưỡi dao mịn hơn nhiều, nhưng cả 3 loại thanh mài đều có thể mài sắc dao hiệu quả.
1. Giữ chắc thanh mài và đặt đầu thanh mài lên mặt phẳng: Dựng thẳng đứng thanh mài bên trên bề mặt chắc chắn. Để an toàn hơn, bạn nên đặt một tấm khăn hoặc vải lót dưới đầu của thanh mài để chống trượt và có thể bảo vệ bề mặt của mặt phẳng (có thể là mặt bàn, mặt sàn hay mặt ghế khu cắm trại).
2. Góc mài là điểm trọng quan trọng nhất: Góc mài vẫn đóng vai trò cốt yếu như khi bạn dùng đá mài. Với thanh mài, góc mài nên là 25 - 30 độ. Còn nếu bạn gặp khó khăn khi xác định góc mài, hãy hỏi người bán hàng để được tư vấn kỹ hơn.
3. Mài từng bên lưỡi dao dọc theo thanh mài: Đừng dồn sức ấn lưỡi dao quá mạnh. Bạn nên mài chậm và nhẹ dọc theo thanh mài, mài từ sát cán dao cho tới tận mũi dao.
Tùy theo độ cùn của dao mà quyết định phải mài bao lâu. Dao càng cùn thì mài cần càng mạnh và nhiều lần.
4. Đừng quên đổi bên để mài đều lưỡi dao.
Nếu lưỡi dao là loại răng cưa hoặc có một phần răng cưa thì phải mài thế nào? Những lưỡi dao như vậy cần được mài định kỳ, sử dụng các công cụ và kỹ thuật nhất định để mài. Dụng cụ mài ở đây có thể là công cu dạng thanh dài, tương tự như nhiều dụng cụ mài bạn dùng để mài lưỡi cưa máy, và thường có đầu thuôn nhọn lại để vừa với các cỡ răng cưa khác nhau.
1. Xác định góc đặt dao: Không như lưỡi thẳng, góc xiên ở hai bên lưỡi dao răng cưa lệch nhau khá nhiều Vậy nên bạn chỉ cần mài một bên đã được mài sắc từ trước.
2. Mài lần lượt từng răng cưa: Bạn đặt thanh mài lên trên từng lưỡi cưa hoặc rãnh cưa, giữ thanh mài ở góc nghiêng thấp và mài từng đường ngắn. Cần đảm bảo rằng thanh mài vừa với các rãnh và lưỡi răng cưa. Và để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên mài theo hướng đẩy tay hướng ra ngoài lưỡi dao.
3. Loại bỏ các vụn mài: Nếu mài đúng cách, các vụn mài và gờ nổi sẽ xuất hiện ở bên kia lưỡi dao. Để hoàn tất, bạn phải loại bỏ hết các gờ nổi đó. Để làm điều này, dùng giấy nhám để lau lại lưỡi dao. Nếu dao của bạn chỉ cần mài sắc một bên, hãy mài mặt còn lại lên mặt nhẵn của đá mài.
Sau khi mài sắc con dao bỏ túi của mình rồi, hãy giữ nó sạch sẽ để dùng được tốt hơn và lâu hơn nữa.
DUKI Hoàng