WeTrek 2024
(0)
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeTrekology] Khi nào nên thay mới trang bị outdoor của bạn?
25/09/2020  -  5502 Lượt xem
Những lần mua đồ trang bị mới mang lại cho bạn cảm giác rất tuyệt, mang lại cho bạn dự cảm về những chuyến đi mới, hào hứng mới. Tuy nhiên, những phong trào cổ vũ mọi người sửa đồ cũ lại để sử dụng đặt ra câu hỏi: khi nào nên thay mới trang bị?
 
khi-nao-nen-thay-moi-trang-bi-outdoor-cua-ban-wetrek_vn
 
Trong vài năm qua (cũng có thể là vài thập kỷ), các trang bị dường như không còn bền và chắc chắn như trước nữa. Dường như các nhà sản xuất đang làm ra những trang thiết bị "dùng một lần" và người dùng phải thay đồ cũ nhanh chóng và thường xuyên hơn. Cùng với sự lên ngôi của các thiết bị siêu nhẹ và sự lấn sân của nó thành dòng sản phẩm chính, dòng sản phẩm siêu nhẹ dùng ngoài trời đang trở nên đáng quan ngại. Với người dùng dòng sản phẩm siêu nhẹ, giày dép là vấn đề lớn nhất: giày chạy bộ nhẹ nhưng lại không bền. Thêm nữa, các mẫu sản phẩm mới nhẹ hơn, tốt hơn, thời trang hơn và được tung ra 2 lần mỗi năm (vào mùa xuân và thu), người tiêu dùng càng bị cám dỗ để mua đồ mới. 
 
Mặt khác, có một làn gió của sự thay đổi cùng với các công ty vận động tái chế, sửa và quyên góp đồ cũ như Patagonia; các đất nước xóa bỏ thuế cho mặt hàng đồ cũ như Thụy Điển và sự tăng lên của các khu tái chế đồ cũ. Tất nhiên, tất cả mọi người đều thích mua đồ mới, nhưng nhu cầu mua thêm đồ mới thường xuyên cũng không có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất hay người dùng, chưa kể đến hậu quả ảnh hưởng đến trái đất. 
 
Công cuộc sửa chữa, tái chế không hề dễ dàng và đòi hỏi nhiều cố gắng hơn việc chỉ bước đến cửa hàng (hoặc điểm bán) nào đó để mua đồ mới. Sửa đồ cũ và giữ nó lâu hơn sẽ mang lại cho bạn cảm giác hài lòng. 
 
Vì thế để ngăn bản thân mình không mua thêm đồ mới khi đồ cũ vừa rách, hỏng hoặc vỡ, dưới đây là một số cách để bạn biết khi nào thì nên thay mới và khi nào thì nên sửa trang bị của mình: 

GIÀY DÉP

Giày dép rất quan trọng với người đi leo núi và cắm trại bởi chúng ta dựa rất nhiều vào sức mạnh đôi chân để có thể hưởng thụ niềm vui xê dịch. Với những trang bị nhẹ hơn, sử dụng thoải mái hơn, dễ dàng vận chuyển hơn nhưng lại nhanh hỏng hơn. Vậy khi nào thì nên tạm biệt giày cũ? Chúng ta có thể sửa/nâng cấp lại trước khi vứt giày cũ đi không? Thật ra, việc này còn tùy vào từng bộ phận của giày:
 
Đế giày – phần dễ sửa nhất và thường ít là lý do khiến giày bị vứt đi. Với một khoản phí nhỏ, nhiều công ty hỗ trợ sẽ thay đế giày, từ các nhãn hiệu giày cho tới bên công ty phân phối, bạn thậm chí có thể thay đế giày hiệu Vibram cho bất cứ đôi giày nào. Nếu đế giày hỏng, bạn chỉ việc liên hệ với nhà sản xuất. Đế giày rất dễ thay và bạn không cần thiết phải mua một đôi mới. 
 
Đế giữa – khó thay thế vì được sản xuất với nhiều điểm nối với phần khác. Một số nhà sản xuất sẽ hỗ trợ thay đế giữa với giá rất đắt và tin buồn là, khi đế giữa bị hỏng thì bạn nên thay cả đôi giày. 
 
Mũi giày – dù bằng lưới hay da, đây là phần quan trọng nhất giữ bàn chân nằm đúng vị trí và có thể khiến chân bị phồng rộp nếu chất lượng không tốt: giày sẽ chà xát hoặc tạo áp lực lên mũi chân khi mũi giày hỏng. Mũi giày thường hỏng nhanh nhất, đặc biệt với giày lưới (như giày chạy bộ) nên việc sửa mũi giày là rất hữu ích. Dùng vải lưới để thay thế phần lưới bị hỏng của mũi giày rất dễ, tuy nhiên, nếu chân bạn gặp vấn đề với mũi giày thì bạn nên thay giày mới. 
 
Lớp lót giày – sự xuất hiện của lớp lót giày chống nước gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nếu bạn đã chọn một đôi như vậy thì khi nó bị rò chống thấm, hãy nhớ vệ sinh giày. Thường thì chúng ta có một mẹo là dùng xà phòng và giặt kỹ với nước. Nếu vết rò vẫn còn nhưng giày vẫn dùng tốt thì hãy lấy lớp lót ra và biến đôi giày thành giày không chống thấm, như vậy bạn không cần bỏ đôi giày đi. Nếu bạn vẫn muốn tính năng chống thấm khi dùng tiếp giày đã hỏng chống thấm, hãy thử dùng tất chống thấm và bạn vẫn dùng được giày tốt.
 
khi-nao-nen-thay-moi-trang-bi-outdoor-cua-ban-wetrek_vn-1

TRANG PHỤC CHỐNG NƯỚC

Nếu quần áo chống thấm của bạn bị thủng, hãy sửa chúng, đừng lười! Bạn sẽ sửa được rất nhanh với một miếng vá hoặc miếng băng dính. Với các món đồ bị ướt, hãy làm sạch sao cho vẫn giữ được lớp phủ chống nước (DWR). Chỉ bỏ quần áo chống nước đi khi món đồ bị "tách lớp" (các lớp vải bị tách rời và món đồ không thể sử dụng được nữa). Nếu món đồ mới mua của một nhãn hiệu lớn bị tách lớp, hãy liên lạc với công ty xem liệu họ có hỗ trợ thay thế không. 
 
Đồ giữ nhiệt
 
Lý do duy nhất để bỏ đồ giữ điện (áo khoác, mũ, túi ngủ) là khi món đồ hỏng chức năng giữ nhiệt. Thậm chí khi món đồ hỏng bạn vẫn có thể dùng nó để đựng các đồ khác. Chất liệu vải cách điện rất dễ sửa chữa và lớp cách điện có thể mua riêng để thay. Bạn thậm chí có thể nhồi thêm đồ vào để gia cố tính toàn vẹn cấu trúc của món đồ. 
 
Các sản phẩm trang phục khác
 
Hãy sửa chúng. Thật sự bạn không cần phải thay trang phục dùng khi hoạt động ngoài trời đã cũ cho tới khi lớp vải của sản phẩm bị bạc màu do thời gian sử dụng hay hết tuổi thọ, còn lại đều có thể sửa được. Bạn thậm chí có thể sửa khóa kéo, khóa dán, khuy mà chẳng cần nhiều kỹ năng. Đôi khi, những kỹ năng chưa hoàn thiện của bạn lại khiến cho món đồ trông có điểm nhấn hơn. 
 
Bạn nên thay những món đồ này khi béo hơn, gầy hơn, khi có bầu hoặc sau khi mang bầu. Trong trường hợp đó bạn đừng vứt đồ cũ đi mà hãy quyên góp nếu có thể hoặc bán lại cho người khác. 
 
khi-nao-nen-thay-moi-trang-bi-outdoor-cua-ban-wetrek_vn-3

TRANG BỊ KHÁC

Lều, ba lô, võng và bất cứ đồ dùng có một bộ phận bằng vải đều có thể sửa được, trừ khi khung hoặc xương bị vỡ, tuy nhiên khung và xương vẫn có thể thay được. Phần lớn các công ty sẽ có dịch vụ hậu mãi khi có vấn đề với phần nhựa hoặc kim loại và sẽ cung cấp cho bạn đồ thay thế để bạn tự sửa. 
 
Phần lớn các nhãn hàng đều bảo hành đường chỉ hỏng và có đồ để khâu lại, đảm bảo phần khâu đạt chất lượng tốt và có thể chịu được áp lực như bình thường. Phần vải bị thủng nên được dính lại thay vì chỉ khâu lại, để đảm bảo sức chịu lực tốt hơn. 
 
Một nguyên nhân khiến lều dễ hỏng là bị phơi nắng quá mức dưới tia UV. Vải lều thường được phủ lớp chống tia UV để có thể bảo vệ lều và bảo vệ chính người dùng lều khi sử dụng. Vì thế khi vải lều có dấu hiệu bay màu thì có nghĩa là lớp bảo vệ tia UV đã mất tác dụng và bạn nên thay lều. 
 
Đừng để những chỗ hư hỏng nhỏ nhặt trên ba lô trở thành lí do thay ba lô mới. Lý do duy nhất để thay những trang bị phần cứng như thế này là khi bạn cần sử dụng một món đồ có tính năng nâng cấp hơn. Hãy chắc chắn rằng phần đồ cũ bạn bỏ đi có thể đến tay người chủ mới để tiếp tục sử dụng và góp phần giúp người đó bớt phải mua đồ mới.
 
khi-nao-nen-thay-moi-trang-bi-outdoor-cua-ban-wetrek_vn-2
 
Thảm ngủ
 
Vấn đề lớn nhất bạn gặp phải khi sử dụng thảm ngủ tự bơm là thảm đột ngột bị tháo hơi giữa chừng khi bạn đang ngủ say giữa đêm. Nhưng vấn đề này rất dễ xử lý. Sửa thảm hơi không dễ nhưng một khi bạn làm được vài lần, bạn sẽ thấy việc này dễ chịu hơn nhiều, trừ khi bạn không tự tìm ra được lỗi thật sự. Nếu bản thân bạn cũng không tìm được vấn đề với tấm thảm thì tức là đã đến lúc mua cái mới. Thảm hơi mà không giữ được hơi thì không còn giá trị nữa!
 
khi-nao-nen-thay-moi-trang-bi-outdoor-cua-ban-wetrek_vn-4
 
Trang bị nấu ăn
 
Đồ dùng nhà bếp và nồi có thể và nên được dùng đến hết tuổi thọ. Nên giữ bếp thật cẩn thận. Bếp bị rò nhiên liệu cực kỳ nguy hiểm và đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo một vụ tai nạn có thể xảy ra. Vì thế, nếu bếp bị rò rỉ, hãy thay ngay!
 
Trang bị khẩn cấp và sơ cứu y tế 
 
Là món đồ ít khi sử dụng, đồ sơ cứu y tế thường chỉ để mang theo trong mỗi chuyến đi. Tuy nhiên đây là món đồ cực kỳ quan trọng và nên được thay thường xuyên. Hộp đồ sơ cứu của bạn nên có những món đồ còn hạn sử dụng, có nguyên công dụng và được dán kín lại nếu cần. Hãy kiểm tra lại túi sơ cứu và thay thế các đồ cũ hoặc hỏng sau mỗi chuyến đi. Đây là điều bắt buộc!
 
Nên kiểm tra các trang bị khẩn cấp như còi thổi, gương tín hiệu, đồ lọc nước sau mỗi chuyến đi và thay thế, sửa chữa nếu cần. Bạn không muốn là người bị gãy chân trong chuyến đi với cái còi hỏng đâu. 
 
Gậy leo núi
 
Miễn là gậy còn đủ dài thì đều còn dùng được. Tuy nhiên, chúng ta thường muốn nhiều hơn từ một chiếc gậy, vậy nên việc sử dụng gậy có thể không chỉ đơn giản như thế. Gậy leo núi ngày nay được làm từ sợi cacbon hoặc nhôm, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Gậy cacbon sẽ gãy (không phải cong) và dễ hỏng hơn. Gậy nhôm có thể bẻ cong và vẫn sử dụng tốt sau đó.
 
Thông thường lỗi cơ chế khóa là dấu chấm hết của một chiếc gậy leo núi, vì dù nếu sửa được cũng khá tốn kém. 
 
Phụ kiện
 
Một loại phụ kiện chúng ta thường dùng và đôi khi lạm dụng quá mức là túi khô khiến túi có nhiều miếng vá và băng dính. Khi túi khô bị rách dài hoặc khi đổ đầy nước vào mà túi bị rò nước (đây là cách kiểm tra tốt) thì đó là lúc để bỏ cái túi đi. 
 
Túi đựng nước dã ngoại khá dễ hỏng và khi bị rò rỉ nước thì tức là đã đến lúc bỏ đi và mua túi khác.
 
Đồ điện tử
 
Khi đồ điện tử của bạn không hoạt động, hãy liên hệ với nhà sản xuất để xem họ có sửa được không. Nếu không, nó sẽ liệt vào danh sách đồ bỏ đi. 
 
Khi nào thì nên bỏ đồ cũ đi
 
Như một quy luật, trừ khi nguyên nhân liên quan đến lý do an toàn (nhiên liệu, sơ cứu, đồ leo núi) thì ta nên sửa để dùng lâu hơn. Những món đồ đó sẽ trở thành món đồ quen thuộc và thoải mái khi sử dụng, mang nhiều vết sẹo năm tháng cùng kỷ niệm về những chuyến đi dài. Mặc dù, cám dỗ mua trang bị mới hơn, tốt hơn, nhẹ hơn luôn thường trực nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta cần làm việc chăm chỉ hơn để mua đồ mới chứ không phải làm việc ít đi và đi chơi. Đừng nhầm lẫn! Đôi khi, bạn thực sự cần thay hoặc nâng cấp đồ vì điều kiện thay đổi và. Cuối cùng, hãy cứ bỏ đồ cũ khi cần nhưng giữ và duy trì nó đến phút cuối. 

Phương Dung
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store