Bạn có thể đã biết các tia bức xạ mặt trời phát ra có thể gây hại đến mức nào-đó là lý do vì sao kính râm luôn nằm trong hành lý của bạn mỗi khi đi ra ngoài. Cũng là lý do vì sao chúng ta thường hay đội mũ rộng vành và áo chống nắng khi đi ra ngoài. Nhưng bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
Theo như Kylene Wolfe-giám đốc sản phẩm cho hay: “Chỉ số UPF (Ultraviolet Protective Factor) là chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại, áp dụng cho các sản phẩm may mặc”, được sử dụng để đánh giá mức độ bảo vệ của quần áo - không phải các sản phẩm dùng lên da.
UPF áp dụng cho đồ may mặc, trong khi SPF là chỉ số cho kem chống nắng. Kylene cho biết về vấn để này: “ SPF là chỉ số đánh giá được đặt ra bởi Cục quản lý thực phẩm và dược, các sản phẩm có chỉ số SPF dùng trực tiếp lên da”
Chỉ số SPF thường được dùng để đo lường mức độ chống lại tia UVB - loại bức xạ tác động trực tiếp lên lớp trên cùng của da, gây ra việc cháy nắng và ung thư da.
Các loại đồ may mặc được định mức UPF, có thể cản lại cả tia UVB và UVA, loại bức xạ có thể tác động tới lớp trong cùng của da.
Chỉ số UPF càng cao, mức độ bảo vệ càng tốt. Ví dụ chỉ số UPF 50 chỉ cho phép 1 phần 50 bức xạ UV tác động lên da.
Quần áo định mức UPF được phân làm 3 loại. Loại vừa vào khoảng 15-24%, loại tốt hơn vào khoảng 25-39% và loại tốt nhất sẽ vào khoảng 40-50+%.
Các nghiên cứu ngoài trời cho thấy các loại quần áo mức từ 30-50% thuộc hàng bán chạy nhất, như áo sơ mi chống nắng nam Astroman UPF 50+, Áo sơ my chống nắng nữ Optimist UPF 30+ và mũ chống nắng Sombriolet UPF 50+.
Kylene chia sẻ: “Cấu trúc vải, sợi, dệt, mật độ và màu sắc đều ảnh hưởng đến xếp hạng UPF của quần áo. Vải cotton sẽ dễ chịu hơn khi mặc vào mùa hè nóng nực, nhưng lại có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV kém nhất, mặc dù sợi polyester, nylon và các sợi tổng hợp khác có cấu trúc hóa học giúp làm tăng khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi dùng nhiều sợi tổng hợp hơn trong các sản phẩm chống nắng, chúng tôi cũng hạn chế việc sử dụng các chất hóa học để tăng chỉ số UPF”.
“Các loại vải tối màu dùng nhiều màu nhuộm hơn nên sẽ hấp thụ tia UV nhiều hơn và bảo vệ da tốt hơn. Màu đen không phản chiếu lại ánh sáng mà hấp thụ chúng. Các màu sáng như màu trắng, phẩn chiếu lại ánh sáng về phía cơ thể, và đương nhiên sẽ làm giảm khả năng bảo vệ da.
Cần phải nhớ rằng chúng tôi đánh giá dựa trên từng loại sản phẩm. Các sản phẩm được đánh giá từ thấp nhất trở lên dựa trên màu của chúng. Vì vậy, một số loại quần áo dù cùng màu nhưng lại có chỉ số UPF cao hơn.” Kylene cho hay.
Các nhà máy vải tiến hành thử nghiệm và gửi cho chúng tôi báo cáo, Kylene nói. Thử nghiệm UPF của UPF cho quần áo là không bắt buộc, nhưng nếu bạn tuyên bố sản phẩm của mình được định mức, bạn phải chứng minh được bằng các báo cáo thử nghiệm. Ngoài ra, không có loại quần áo nào có chỉ số UPF dưới 15 có thể được gắn mác chống nắng.
Theo Tổ chức Skin Cancer Foundation, mặc quần áo chống nắng là cách đơn giản nhất để giữ an toàn. Cứ 5 người Mỹ thì sẽ có 1 người phát triển ung thư da ở tuổi 70, theo SCF, có nhiều hơn năm vết cháy nắng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc khối u ác tính.
Tôt chức SCF khuyến nghị hãy mặc loại quần áo chống nắng rộng rãi vì quần áo chật có thể co giãn, làm giảm mức độ bảo vệ của nó khi các sợi kéo ra khỏi nhau và cho phép tia UV đi qua.Trang phục của bạn che càng nhiều da, bạn càng được bảo vệ tốt hơn. Áo sơ mi dài tay, quần dài, mũ chống nắng và găng tay chống nắng đều hiups bạn bải về cơ thể một cách tốt nhất.
WETREKOLOGY