[WeNews] 2 VĐV tử vong trong giải Marathon ở Thái làm dậy cơn sóng về mức độ an toàn trong chạy bộ
Safety Always Come First! An toàn là sự ưu tiên hàng đầu. Và đây là tôn chỉ cần được hiện diện trong mỗi người như là một giá trị sống, chứ không phải là khẩu hiệu "hô hào cho vui" không chỉ trong bộ môn chạy bộ, mà còn ở bất kỳ hoạt động nào mà bạn tham gia.
Mới đây, tại giải chạy Wangkanai Marathon 2019 diễn ra tại Thái Lan ngày hôm qua (18/08) đã xảy ra chuyện đáng buồn khi 2 runner cùng tử vong khi chặng đua vừa kết thúc. Người thứ nhất là nam 40 tuổi bị ngã ở km thứ 8. Theo thông tin từ những người cùng tham gia giải đua này cho biết trong lúc đang chạy có VĐV nữ phía trước dừng lại đột ngột làm cho anh này né không kịp dẫn đến ngã đập đầu xuống đường bất tỉnh. Sau đó mặc dù đã được cấp cứu nhưng anh vẫn không tỉnh lại. Điều đáng nói là anh này mua lại suất thi đấu (BIB) của người khác nên khi xảy ra tai nạn, BTC không biết tên, số điện thoại khẩn cấp để liên hệ với người nhà.
Trường hợp thứ 2 cũng trong giải này là một VĐV nữ 61 tuổi. Khi vừa chạy đến đích thì VĐV này kêu tức ngực, lát sau mất dần ý thức, tim ngừng đập. Dù được cấp cứu kịp thời nhưng cũng không tỉnh lại được.
Tại giải Danang International Marathon vừa diễn ra cách đây không lâu cũng có một VĐV chạy dưới trời nắng nên bị ngất xỉu bất tỉnh, đập đầu nhẹ xuống. Rất may bộ phận Y tế của BTC giải đã đưa đi cấp cứu kịp thời và bạn đã tỉnh lại. Nguyên nhân được biết do thiếu oxy lên não và ráng sức quá mức, cộng với thời tiết nên choáng váng, may là đi bộ lại chậm nên va đập không nặng, nếu đang chạy nhanh mà ngã thì hậu quả sẽ khó lường.
|
Các trường hợp trên đây chỉ là các ví dụ tiêu biểu nhất. Vẫn còn rất nhiều những trường hợp thờ ơ, xem thường các nguyên tắc an toàn mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố, trong công ty hoặc ngay ở tại nhà của mình.
Cái khó của việc thực hành an toàn là kiến thức về an toàn và khả năng nhận biết mối nguy hại của mọi người bị giới hạn. Đôi khi do thói quen, chúng ta sẽ không thể nhận ra điều minh đang làm là nguy hiểm cho đến khi được huấn luyện, hướng dẫn. Tệ hơn thế, chúng ta chỉ nhận biết mối nguy hiểm khi tai nạn đã xảy ra, và khi đó đã là quá muộn.
Tuy nhiên, phần lớn các sai phạm về an toàn là do ý thức và hành vi của con người. Biết sai, biết không an toàn mà vẫn cứ làm. Cùng với đó là tư tưởng: “Tai nạn sẽ không xảy ra với tui đâu!” hoặc “Sống chết có số. Trời kêu ai nấy dạ!”
Đó là những suy nghĩ sai lầm sẽ khiến bạn trả giá nếu không chịu thay đổi tư tưởng. Tai nạn hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tai nạn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Cách duy nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi tai nạn là phải có kiến thức và tuân theo các nguyên tắc về an toàn.
1. AN TOÀN TRONG CHẠY BỘ - CÓ ĐÁNG LO
Đây là chủ đề chính của bài viết này và cũng là điều đáng quan tâm nhất của những người tham gia chạy bộ từ khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, trên các diễn đàn thể thao và mạng xã hội, đây lại là chủ đề ít được bình luận nhất. Đa số câu hỏi của những bạn mới bắt đầu đều xoay quanh các chủ đề như:
-
Tập luyện sao để chạy được 42K trong thời gian ngắn nhất?
-
Chạy sao để có form đẹp như Mo Farah, Usain Bolt?
-
Chạy sao cho giảm cân thần tốc?
-
Chạy sao cho đùi to, đùi nhỏ?
-
....?
Rất hiếm các bình luận chia sẻ xoay quanh chủ đề Chạy sao để bảo đảm an toàn, và nếu có người hỏi cũng chẳng có mấy ai quan tâm.
Tại sao?
So với các môn thể thao đồng đội / đối kháng như bóng đá, bóng bầu dục, quyền anh,… chạy bộ thuộc loại an toàn, ít rủi ro nhất. Do đó mọi người thường có tư tưởng chủ quan, nghĩ rằng chạy bộ là môn thể thao an toàn tuyệt đối.
Thực tế không tươi đẹp như thế. Số lượng người bị chấn thương vì chạy bộ càng lúc càng tăng cao. Các tai nạn giao thông liên quan đến người chạy bộ vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Qua đó cho thấy chạy bộ không an toàn như bạn nghĩ.
a. Chấn thương do quá tải
Trong số các tai nạn thường gặp trong chạy bộ, chấn thương là hình thức phổ biến nhất.
Chấn thương là một hệ quả của việc chạy bộ sai các nguyên tắc an toàn. Chấn thương có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu biết lắng nghe phản ứng của cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, chấn thương mà mỗi người phải gặp nhiều nhất thường sẽ là chuột rút, căng cơ hay lật cổ chân.
b. Tai nạn do tác nhân bên ngoài
Bên cạnh chấn thương do bản thân tự gây ra, bạn còn có thể gặp tai nạn do tác nhân bên ngoài. Tai nạn có thể xảy đến trong bất kỳ điều kiện tập luyện nào:
-
Chạy trên máy: có thể bị trượt ngã khỏi máy nếu không tập trung
-
Chạy ngoài trời: có thể bị xe đụng nếu chạy bộ dưới lòng đường, hoặc vấp phải đá, ổ gà, cơ thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết...
-
Chạy địa hình: nguy cơ trượt chân, đập đầu, gãy tay,... nếu mang giày không phù hợp
Đừng để tình huống sau chữ nếu xảy ra, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ tai nạn xuống mức thấp nhất.
3. LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN AN TOÀN KHI CHẠY BỘ?
Để giảm thiểu nguy hiểm, cải thiện sự an toàn khi chạy bộ, có hai yếu tố chúng ta cần phải tuân theo: môi trường an toàn và hành vi an toàn.
a. Môi trường an toàn
Đầu tiên, được an toàn, bạn cần phải chạy bộ trong môi trường an toàn. Ví dụ: công viên, phòng tập. Tránh xe các địa điểm có nguy cơ cao xảy ra các tai nạn: cướp giật, đụng xe.
-
Hạn chế tối đa việc chạy bộ dưới lòng đường. Vừa vi phạm phát luật vừa tạo nguy cơ dính tai nạn cho bản thân.
-
Nếu vỉa hè bị lấn chiếm và bạn phải xuống lòng đường, hãy giảm tốc độ và chú ý xe cộ trước sau. Ngay lập tức quay trở lại vỉa hè khi có thể.
Thời tiết cũng là một yếu tố bạn cần phải chú ý khi lựa chọn thời điểm và địa điểm chạy bộ.
-
Tránh chạy bộ vào lúc nắng gắt hay mưa giông sấm chớp
-
Nếu chạy trong thời tiết mùa đông, cần trang bị quần áo và phụ kiện giữ ấm phù hợp
b. Hành vi an toàn
Môi trường an toàn sẽ chẳng thể đảm bảo an toàn nếu bạn không thực hiện những hành vi an toàn tương ứng. Việc này giống như công nhân được cung cấp bảo hộ lao động nhưng không sử dụng, có nón bảo hiểm nhưng không chịu đeo. Tất cả đều xuất phát từ ý thức và sự chủ quan với an toàn của bản thân.
Một trong những hành vi không an toàn thường gặp nhất là thói quen chạy bộ dưới lòng đường của không ít các runner.
Đường có vỉa hè sao không chạy mà lại giành đường với ô tô?!?
Không thể đổ lỗi cho vỉa hè bị lấn chiếm được. Vì lúc 5-6h sáng vỉa hè có ai đâu, tha hồ mà chạy. Nhưng runner lại thích chạy dưới lòng đường thôi. Tương tự như ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, trục đường đi bộ rộng thênh thang nhưng nhiều bạn lại chỉ thích chạy ở vòng ngoài bên cạnh ô tô. Khó hiểu ghê!
Trong giải HCM City Marathon những năm trước, có nhiều tường hợp runners liều mình len ra đường xe tải để chạy bất chấp nguy hiểm do đường chạy quá hẹp. Sau đó nhận được không ít phản hồi tiêu cực từ chính các runners đó với đủ mọi lý do, biện hộ,... Rõ ràng an toàn không phải là ưu tiên hàng đầu của các dân chạy này.
Việc thực hành an toàn nằm ở ý thức của mỗi người. Nếu bạn không tôn trọng an toàn, người lãnh hậu quả là chính bạn. Đừng để mình bị rơi vào hoàn cảnh như các runner trong ảnh dưới đây
Chiếc taxi leo thẳng vào đám đông hàng chục người đang chạy bộ dưới đường khiến nhiều người thương vong (tại Sơn Đông, Trung Quốc)
4. THAY LỜI KẾT
Cuối cùng, để tổng kết bài viết này, WETREK.VN có 3 lời khuyên cho các bạn:
-
Không ai có thể đảm bảo an toàn cho bạn nếu bạn không hợp tác.
-
Bạn là người quyết định có tuân theo các quy tắc an toàn hay không.
-
An toàn của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của bạn.
Chúc mọi người chạy bộ an toàn. Luôn luôn trở về nhà lành lặn và tươi mới như khi bước chân ra khỏi cửa.
Nếu bạn có thêm các chia sẻ, lời khuyên về an toàn trong chạy bộ, nhớ chia sẻ ở mục bình luận bên dưới nhé.
Mua ngay GIÀY CHẠY tại WETREK.VN
Đan Chi (theo yeuchaybo.com)