[WeNews] Bài học cuộc sống từ chuyến thám hiểm Nam Cực của Ernest Shackleton
Phong cách quản lý từ Shackleton được chứng minh là thành công bởi sự sống sót kì diệu trong hoàn cảnh tồi tệ nhất của thủy thủ đoàn tàu Endurance.
Chuyến thám hiểm của Ernest Shackleton trên tàu Endurence nổi danh nhất ở chi tiết các thành viên đều trở về trong điều kiện thể chất và tinh thần tốt. Từ đây, mọi người hoài nghi rằng làm sao có thể thực hiện được điều này trong hoàn cảnh đói, bệnh tật, và trầm mình trong giá rét là một phần bình thường trong chuyến thảm hiểm địa cực? Và bằng cách nào mà đoàn thám hiểm vẫn duy trì được mức độ lạc quan, phấn khởi khi niềm tin vào sự sống đang lụi tắt dần trước điều kiện khắc nghiệt?
Hai năm sau khi trở về từ Nam Cực, thủy thủ đoàn Lionel Greenstreet được hỏi tại sao họ vẫn sống sót khi mà rất nhiều chuyến thám hiểm kết thúc trong bi thảm, anh trả lời bằng một từ: “Shackleton.”
Shackleton là một nhà lãnh đạo gan dạ và có tầm nhìn. Ông xem sự an toàn của các thành viên trong đoàn quan trọng hơn mọi thứ. Trong khi người khác thích áp đặt nhân viên của mình thì Shackleton lại có phong cách đối xử chừng mực và tôn trọng họ bởi ông tin rằng mỗi người chính là một cuộc thám hiểm thú vị. Điều này ông học được từ khoảng thời gian trước đó khi Shackleton còn làm việc trên một con tàu buôn, nó đã giúp ông cứng rắn hơn và phát triển cả kỹ năng lãnh đạo.
Tuy Shackleton học được rất nhiều từ kinh nghiệm chu du trên tàu buôn, nhưng chẳng có gì mở rộng đầu óc ông đến sự bao la, trù phú và kỹ năng quản lý con người nếu không có thói quen đọc sách. Sự đam mê học hỏi từ việc đọc sách đã hình thành cho Shackleton những tính cách hoàn hảo thường thấy ở những người thành công.
Tài quản lý nhân viên của ông được thể hiện từ những tư tưởng tiến bộ khi nhận ra được tầm quan trọng của hoạt động thể dục và thư giãn. Những lúc rãnh rỗi, Shackleton luôn tổ chức các trò chơi cùng với nhiều loại hình giải trí đa dạng, cộng với một thời gian biểu làm việc cụ thể, liên tục song song với nghỉ ngơi, vui đùa hợp lý cũng ngăn chặn lối nghĩ tiêu cực len lỏi vào thủy thủ đoàn. Bởi ông biết rằng, khi giữ cho tâm trí luôn bận rộn với một hoạt động bổ ích, thì chẳng còn thời gian cho sự buồn chán.
Một người bạn miêu tả ông là: “một chiến binh Viking có trái tim hiền mẫu" bởi phong cách cứng rắn pha lẫn nét cư xử dịu dàng của ông. Điều này tạo cho ông khác biệt với những người thủy thủ khác nhờ vào phong thái điềm tĩnh.
Shackleton sẽ tỏ ra dễ chịu, thoải mái nếu điều đó có thể xây dựng được hòa khí cho thủy thủ đoàn. Ông luôn chân thành quan tâm, cư xử nhẹ nhàng với nhân viên và dành nhiều thời gian nhất có thể để tìm hiểu từng cá nhân. Khi có một thủy thủ trên thuyền bị ốm, Shackleton sẽ đích thân chăm sóc và đưa người bệnh vào phòng mình nghỉ ngơi.
Phương châm của Shackleton là: “Tinh thần lạc quan là dũng khí đạo đức thực thụ.” Bởi, khi trong tình trạng khó khăn khốc liệt của cuộc thám hiểm, mọi người trên tàu dường như sống trong ảo tưởng của sự vui vẻ và cố tỏ ra lạc quan về viễn cảnh phía trước. Không dễ để làm điều đó. Nhưng tất cả thủy thủ trên tàu gần như bị thôi miên bởi sự lạc quan cứng rắn phát ra từ nhà lãnh đạo của họ rằng mọi thứ sẽ ổn thôi và mọi người sẽ sống sót trở về. Vì Shackleton tin vào sự kì diệu của niềm tin, nên ông đã lan tỏa sự lạc quan của chính mình vào từng thủy thủ và điều đó dường như đã cứu sống tất cả.
Ngày trở về của thủy thủ đoàn Endurance với thuyền trưởng Shackleton thật sự là một sự kiện lớn, nhưng bởi vì trùng vào thời điểm chiến tranh đang diễn ra nên họ không được chào đón quá nồng nhiệt. Nhiều người miêu tả chuyến thám hiểm là thất bại trong thành công. Bởi vì họ không hoàn thành mục tiêu đã đề ra trước khi thám hiểm. Nhưng thất bại đó đã làm được một cách vinh quang vì sự sống sót khó tin của 27 thủy thủ đoàn chống lại những điều khắc nghiệt nhất.
Qua đó, câu chuyện của Shackleton đã cũng cố một chân lý cốt lõi: Hành trình thường quan trọng hơn đích đến, và tình bạn bè của những người chung đường luôn tạo ra sự thỏa mãn nhiều hơn phần thưởng nhận được.
(Nguồn: Cafebiz.vn)