Bạn bối rối khi bắt đầu làm việc tại nhà, 10 "bí kíp" giúp bạn vượt khó mùa dịch!
Sự bùng phát của dịch Corona đã làm nhiều người phải làm việc tại nhà. Nếu bạn là “người mới” với chuyện làm việc từ xa, thì có lẽ những lời khuyên này từ những “người cũ” trong việc này, có thể giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn và duy trì được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Mỗi người khác nhau lại có các khó khăn và thử thách khác nhau khi làm việc tại nhà, vì nhiều nguyên nhân khác nhau: tính cách, lối sống cá nhân, đặc thù công việc hay có khi còn đến từ chính cơ sở vật chất “tại gia”. Song chung quy, về cốt lõi chúng ta đều sẽ có những vấn đề tương tự mà thôi.
Dưới đây sẽ là vài bí kíp nhỏ mà khá hiệu quả để có thời gian làm tại nhà tuyệt vời:
1. Cố gắng duy trì khung giờ làm việc thường nhật
Đặt ra một hay vài khung giờ cố định, thường nhật giúp mỗi người có đủ thời gian cần cho công việc. Dù làm tại nhà, căn bản là sẽ cho bạn sự linh hoạt khi làm việc, đáp ứng sự thay đổi bất ngờ, tuy nhiên không vì vậy mà quên đi tính kỷ luật.
Có vài ứng dụng theo dõi tự động thời gian làm việc như RescueTime, cho phép bạn kiểm tra xem mình đã có tuân thủ lịch trình. Thậm chí, nó còn tính toán xem khung giờ nào bạn làm việc hiệu quả nhất, từ đó bạn có thể sắp xếp thời gian hiệu quả dành cho việc quan trọng.
2. Bắt đầu một buổi sáng với một thói quen
Không phải lúc nào cứ ngồi xuống ghế với chiếc laptop trên bàn là bạn đang bắt đầu công việc. Do đó, hãy tự tạo cho bản thân thói quen vừa là để nhắc nhở bản thân làm việc, vừa là để tạo một sự tự nhiên nhất khi bước vào một ngày làm tại nhà. Có thể là khuấy 1 tách cà phê, đi bộ vài dòng cho tỉnh hẳn hay thậm chí là tắm rửa thoải mái, mặc một đồ chỉnh chu và bắt đầu công việc. Nếu công việc bạn không bắt đầu vào buổi sáng, thì có thể gọi đây là thói quen bắt đầu công việc.
3. Cho mọi người biết rằng bạn ở nhà nhưng không có nghĩa bạn đang “ở không”
Sẽ khá là khó xử khi bạn ở lì trong nhà nhưng lại không phụ giúp cho cha mẹ hay vợ chồng những công việc lặt vặt, chẳng biết tên. Vì vậy nên tạo cho người nhà suy nghĩ rằng bạn vẫn đang phải đi làm, đi học như bình thường. Những công việc đó có thể để sau, thay thậm chí họ nên bỏ qua việc bạn đang ở tại nhà. Và hãy cố tìm không gian riêng nhé, bởi những tiếng trẻ nhỏ, tiếng la bất giác hay tiếng xì xầm có thể khiến bất kỳ ai đang căng não phải ‘phát điên”
4. Làm tại nhà nhưng cũng cần phải “nghỉ trưa”
Tùy vào công ty hay công việc cụ thể mà lịch nghỉ trưa có thể không phải vào buổi trưa, tuy nhiên vẫn nên duy trì như khi đi làm tại văn phòng. Đừng ép bản thân làm cho xong việc. Hãy tắt laptop, đi ăn trưa và nhắm mắt tối thiểu 15 phút để lấy lại năng lượng.
5. Nghỉ trưa cho ra nghỉ trưa
Nếu bạn gọi đó là nghỉ trưa, thì hãy tập trung chuyên môn cho nó. Dùng vài ứng dụng như TimeOut trên Mac hay SmartBreak cho Window, chúng giúp khóa máy tính trong 60 phút để bạn chuyên tâm mà chợp mắt. Đừng cố rút ngắn thời gian “xả hơi”, cơ thể bạn không mạnh mẽ như bạn nghĩ đâu.
6. Đừng ngại mở lời khi cần sự trợ giúp
Thật khó khăn khi vừa bắt đầu công việc mới với chuyện làm tại nhà. Dĩ nhiên có thứ mới mẻ cần phải làm quen, có những tip cho công việc mang tính chuyên biệt, đừng ngần ngại hỏi ngay lập tức với cấp trên hay bạn đồng nghiệp. Những câu hỏi có thể là “ngây thơ” ở những ngày đầu, sẽ thành như câu chuyện không chú tâm, không lắng nghe nếu được lập lại về sau này.
Thậm chí, đây không chỉ là những câu hỏi kiến thức kĩ năng. Đôi khi bạn có thể yêu cầu công ty trang bị cả cơ sở vật chất phục vụ công việc tại nhà của mình. Nếu hợp đồng không cấm thì yêu cầu này hoàn toàn có thể thương lượng được.
7. Cũng cần có “bàn làm việc” chuyên nghiệp tại nhà
Dù cho làm tại nhà đi nữa bạn vẫn không thể “lung tung” với không gian làm việc được. Hãy đảm bảo bạn có một không gian riêng tư có đầy đủ mọi thiết bị hỗ trợ công việc. Đôi khi những lúc bối rối việc tìm đúng ổ cứng chứa tài liệu hay jack chuyển đổi cũng làm bạn phát giận chính mình.
8. Đừng tự biến bản thân thành người vô hình
Làm tại nhà nghĩa là các cuộc họp, các buổi brainstorm trao đổi điều quan một tấm màn hình không hơn không kém. Do đó, đừng tự im lặng và lắng nghe trong “bóng tối”. Hãy cho mọi người biết nghe được tiếng nói của bạn. Thỉnh thoảng câu bông đùa đúng lúc sẽ gây thiện cảm cho mọi người về bạn.
9. Đôi khi làm vài việc nhỏ, khiến công việc bớt nhàm chán hơn
Nếu bạn có khả năng nấu nướng, tại sao không tự thưởng bản thân vài món ăn nhẹ nhâm nhi trong lúc làm tại nhà. Sếp bạn sẽ cũng chẳng quan tâm bạn đang nấu mì Ý hay đổ bánh gato đâu, nếu bạn vẫn hoàn thành tốt công việc của mình. Thậm chí tưới chậu hoa hay cho đồ vào máy giặt cũng khiến bạn thành đứa con ngoan hay người bạn đời hiểu chuyện. Đây là lợi thế của làm tại nhà đó.
10. Kết thúc lại một ngày với thói quen tốt
Nếu bắt đầu công việc bằng một thói quen tốt, thì tại sao không làm đều tương tự với khi ta kết thúc công việc. Có thể là dắt chú chó cưng đi dạo, bật đài radio quen thuộc lên hay vài động tác yoga, khởi động làm giãn cơ… Hãy chọn vài thói quen giúp bạn cách ly tạm thời công việc vừa xong, đánh dấu kết thúc một ngày làm tại nhà.
Có thể bạn bị buộc phải làm tại nhà do Corona hay đây là yêu cầu của một công việc mới, điều quan trọng chính là cách sắp xếp thời gian và tận dụng chúng một cách tối ưu nhất. Và hơn nữa, hãy lạc quan tự tạo niềm vui cho công việc, có vậy làm tại nhà mới thật sự hiệu quả nhất.