WeTrek 2024
(0)
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeNews] Cách để bạn sống sót qua 10 thảm họa kinh điển, từ sóng thần, lốc xoáy đến vụ nổ hạt nhân
Bởi: Chi Pham
07/09/2019  -  1748 Lượt xem
Sóng thần, lốc xoáy, tuyết lở và nhiều sự cố hy hữu khác thường có thể gây nguy hiểm cho chuyến đi của bạn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cơ hội sống sót qua 10 thảm họa.



Sa mạc: Điều đầu tiên bạn cần làm khi lạc giữa sa mạc là tìm chỗ trú ẩn bóng mát vào ban ngày và ấm áp khi đêm xuống, nên hạn chế di chuyển và che đầu tránh nắng. Nước có thể tìm thấy ở các lưu vực hẻm núi, thung lũng, không khí đêm và sương sáng. Việc đặt vải ướt quanh cổ sẽ làm mát máu qua các tĩnh mạch. Bạn sẽ mất ít hơi nước hơn nếu thở bằng mũi và tránh nói chuyện. Các cây xương rồng và bò sát là nguồn thực phẩm tốt. Cây có nhựa màu trắng đục hoặc họ đậu đỏ không nên chạm vào. Ảnh: Stars Insider.



Nơi lạnh giá: Đầu, cổ và tứ chi có lưu lượng máu cao, da khá mỏng, các mạch máu gần bề mặt, nhiệt bị mất nhanh nên cần giữ ấm. Nền băng màu trắng độ dày khoảng từ 15-30 cm là an toàn nhất. Băng xám dày tối đa 15 cm. Băng đen là khu vực nên tránh xa. Tuyết thường chứa vi khuẩn có hại, làm hạ thân nhiệt, khiến cơ thể lạnh từ bên trong và gây hỏng răng. Bạn cần làm tan chảy, chọn tuyết mịn, mới rơi để uống. Nếu bị mắc kẹt do bão tuyết, bạn nên cắt lớp da từ ghế xe hơi, nhét vào quần áo để cách nhiệt. Ảnh: Tengri Travel.



Trong rừng: Nếu mắc kẹt trong rừng rậm, việc theo dõi động vật (một cách thận trọng) có thể dẫn bạn đến điểm có nước hoặc nơi nhân viên cứu hộ dễ tìm thấy hơn. Bạn hãy cẩn thận với nấm, quả mọng màu trắng vàng, lá sáng bóng hoặc bất cứ vật gì mang mùi hạnh nhân. Việc đánh dấu điểm phía trước và sau để đi thẳng giúp bạn không bị mất phương hướng. Nước có thể tìm thấy từ những chiếc lá lớn sau cơn mưa. Khi tìm thấy nguồn nước, bạn hãy đun sôi trước nếu có thể sử dụng lửa. Ảnh: Hilton Grand Vacations.



Mắc kẹt trên biển hoặc tàu đắm: Theo Lonely Planet, nếu tàu gặp sự cố, bạn nên ở gần chỗ đó nhất để tăng khả năng được phát hiện bởi những người cứu hộ. Nếu không thể, việc trôi dạt là cách chắc chắn nhất để cập bến. Một chiếc bè có thể trôi dạt hơn 80 km/ngày. Bạn nên che đầu tránh nắng và ăn cá sống. Nếu không có bè và bị rơi từ tàu du lịch, bạn hãy cố gắng để cơ thể nổi lên mặt nước để tránh bị lạnh. Các chuyên gia cho biết phụ nữ có lợi thế, họ nổi nhiều hơn vì cơ thể chứa 10% mỡ. Ảnh: Puerto Rico - Microjuris.



Nơi độ cao lớn: Việc ăn tỏi sẽ giúp máu lưu thông và giảm cảm giác buồn nôn khi leo núi cao. Tập thở pranayama trong yoga (về cơ bản là thở chậm) sẽ giúp bạn kiểm soát cơ thể, chống lại cảm giác ốm yếu. Bạn nên lên độ cao từ từ, không quá 610 m mỗi ngày để cơ thể kịp thích nghi. Ảnh: Gorgeous Tiny.



Sau trận tuyết lở: Lonely Planet cho biết trong trường hợp xảy ra tuyết lở, nếu không có thời gian để tránh, bạn hãy làm cơ thể to nhất và gắng sức bơi để không bị vùi lấp. Bạn có thể tạo "túi khí" bằng cách đưa tay hoặc cánh tay ra trước mặt để có nhiều oxy hơn. Khi trận tuyết lở dừng lại, bạn nên chờ giải cứu thay vì cố gắng để thoát. Sau đó, bạn có khoảng 20 phút để thoát trước khi hình thành lớp băng tạo ra từ hơi thở. Ảnh: Cottage Life.



Sau động đất: Khi động đất xảy ra, bạn nên càng xa bất cứ thứ gì có thể rơi vào cơ thể mình càng tốt. Nếu đang ở trong một tòa nhà, bạn đừng chạy ra ngoài. Thay vào đó, việc che chắn cơ thể dưới một số đồ nội thất vững chắc là điều cần thiết và giữ chặt nó để không bị lung lay hay di chuyển đi chỗ khác. Bạn có thể chui xuống giường, lấy gối để che mặt và cổ. Ảnh: Yasminroohi.



Sóng thần: Khi sắp xảy ra sóng thần, bạn nên tìm nơi cao nhất có thể càng nhanh càng tốt như trèo lên đỉnh một tòa nhà hoặc cây cao. Nếu đang ở trong nước, bạn hãy tìm thứ gì đó có thể nổi. Sóng thần thường xảy ra một loạt sóng. Con sóng thứ hai thậm chí có thể lớn hơn. Khi đã tới điểm cao và an toàn hơn, các chuyên gia khuyên nên ở yên tại chỗ sau 4 tiếng. Ảnh: Fimopico.



Sau cơn lốc xoáy: Lốc xoáy là những cột không khí quay nhanh, có thể xé toạc các tòa nhà khỏi nền móng và thậm chí làm hỏng các công trình chọc trời. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này, bạn nên tránh xa. Các chuyên gia khuyên bạn nên trú trong một căn hầm hoặc không gian ngầm nhỏ, càng nhiều bức tường càng tốt. Phòng tắm là một nơi ẩn náu tốt vì đường ống và khung phụ trên tường có khả năng chắc chắn hơn. Ngoài ra, bạn nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bản thân khỏi các mảnh vụn. Ảnh: Daily Mail.



Sau vụ nổ hạt nhân: Lonely Planet cho biết bạn nên bảo vệ đôi mắt. Tia flash đủ mạnh để làm mù mắt cách đó vài dặm trở lại. Bạn cần che phần da lộ ra và úp mặt xuống sàn với bàn chân hướng về phía phát nổ. Tấm chắn to và nặng hoặc một cái hang dưới mặt đất là chỗ trú ẩn hợp lý. Trong vòng vài giờ, mưa bụi phóng xạ sẽ xảy ra. Mọi người cần tìm nơi trú ẩn như bãi đậu xe ngầm, cởi bỏ đồ dùng trên người và tìm quần áo khác để che cơ thể. Bạn nên giữ nguyên vị trí ít nhất 24 giờ trước khi tìm sự giúp đỡ. Ảnh: Daily Mail.
 
(Theo News.zing.vn)
 
Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC CỦA Chi Pham
[WeNews] Junko Tabei là ai - Cùng WeTrek tìm hiểu người phụ nữ đầu tiên chinh phục Everest được vinh danh trên Google Doodle
Lúc 10:02 - 14/03/2020 - 2.554 lượt xem
[WeNews] Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ
Lúc 01:50 - 15/01/2020 - 1.786 lượt xem
[WeNews] Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đăng tin tìm kiếm bạn đồng hành tham quan Mặt trăng vào năm 2023
Lúc 05:14 - 13/01/2020 - 1.395 lượt xem
[WeNews] Mất một chân vẫn tham gia giải chạy, cô giáo trẻ chinh phục HCMC Marathon 2020
Lúc 11:09 - 07/01/2020 - 1.497 lượt xem
[WeNews] Cặp đôi Việt - Myanmar đi du lịch 35 nước trong vòng một năm
Lúc 01:15 - 02/01/2020 - 1.996 lượt xem
[WeNews] Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) xuất hiện hùng vĩ trong MV Alone của DJ Alan Walker và Ava Max
Lúc 02:32 - 30/12/2019 - 2.470 lượt xem
[WeNews] Bài học từ Travel Blogger Lý Thành Cơ sau hành trình chinh phục dãy Himalaya
Lúc 02:46 - 12/12/2019 - 1.982 lượt xem
[WeNews] Sa Pa đẹp rực rỡ những ngày cuối năm
Lúc 03:11 - 09/12/2019 - 2.241 lượt xem
[WeNews] 9 địa điểm cắm trại cuối tuần gần Hà Nội
Lúc 12:04 - 29/11/2019 - 1.177 lượt xem
[WeNews] Ai là người đi du lịch nhiều nhất trong dàn cầu thủ Việt?
Lúc 11:42 - 29/11/2019 - 2.073 lượt xem
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
[WeNews] Những cú đổ đèo, xuống dốc chết người [WeNews] Những cú đổ đèo, xuống dốc chết người
Bởi: Chi Pham
10/06/2019 - 1.805 lượt xem
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store