[WeNews] Hãy đến Bhutan khi còn có thể, đất nước có mức khí thải carbon âm nhờ 72% diện tích là rừng che phủ
Bên cạnh những cố gắng bảo vệ rừng, việc sản xuất năng lượng tái tạo của Bhutan cũng đáng được nhắc tới và noi theo.
Bhutan là đất nước đầu tiên trở thành nơi có mức khí carbon âm. Một đất nước, một vùng đất nhỏ bé tại Himalayas, nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số chỉ khoảng 790.000 dân, đã làm được điều không tưởng. Họ hứa hẹn rằng mình sẽ là đất nước có mức carbon trung hòa, thay vào đó, họ làm tốt hơn thế: mức carbon của họ còn âm.
Nghe có vẻ tuyệt vời, thực ra nó còn kinh ngạc hơn bạn tưởng nhiều
Về cơ bản, thì tức là mức khí thải carbon của đất nước Bhutan tạo ra không chỉ ít, mà còn âm bởi cùng lúc đó, họ vẫn tạo ra thêm năng lượng tái tạo.
Những con số thống kê đầu năm 2017 cho thấy rằng Bhutan chỉ tạo ra 2,2 triệu tấn CO2, nhưng những khoảng rừng lớn của Bhutan có thể cô lập được lượng CO2 lớn bằng 3 lần con số trên. Thêm vào đó, Bhutan xuất khẩu phần lớn lượng năng lượng tái tạo sinh ra từ những dòng sông với nước chảy xiết. Nhờ đó, họ lại có thể bù đắp được khoảng 6 triệu tấn CO2 thải ra nữa.
Cứ đà này, vào năm 2020 thì hàng năm, Bhutan sẽ xuất khẩu đủ lượng điện để bù lại 17 triệu tấn CO2. Tuy nhiên, ta cũng phải nhớ rằng Bhutan là một nước nhỏ và nước không đặt nặng công nghiệp, và cách thức kiểm soát CO2 của họ sẽ rất khó thực hiện với một quy mô lớn hơn, ví dụ như ở một nước lớn hơn chẳng hạn.
Một góc nhìn khác về sự "phát triển"
Thủ tướng Chính phủ của Bhutan, ông Tshering Tobgay coi mức độ hạnh phúc của đất nước có tầm quan trọng hơn tốc độ tăng trường kinh tế, đó mới là yếu tố chủ chốt trong các tiến bộ xã hội và mội trường của một nước. Không như các nước sử dụng GDP – Tổng Sản lượng Nội địa để đánh giá mức độ tăng tưởng, Bhutan sử dụng GNH – Tổng Mức hạnh phúc Nội địa để đánh giá mốc tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ của Bhutan, ông Tshering Tobgay.
Mục tiêu của họ là cải thiện mức độ hạnh phúc của xã hội, cải thiện môi trường để khiến dân cư cảm thấy khỏe khoắn hơn, từ đó cải thiện văn hóa VÀ cả kinh tế. Khuôn mẫu này cho ta một góc nhìn hoàn toàn mới về sự phát triển. Nó vừa cho thấy tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế, cùng lúc đó cũng cho thấy tàm quan trọng của văn hóa và môi trường.
"Chúng tôi đã cố gắng không ngừng để cân bằng được tốc độ phát triển kinh tế với việc phát triển xã hội, giữ cho môi trường cân bằng và bảo tồn các giá trị văn hóa", ông Tobgay nói.
Bảo vệ nguồn rừng là bảo vệ đất nước
Những khu vực được bảo tồn nghiêm ngặt chính là trọng tâm của chiến thuật kìm giữ mức carbon của Bhutan. Chính quyền Bhutan yêu cầu ít nhất 60% diện tích đất nước phải tiếp tục được che phủ bởi rừng. Hiện tại, 72% đất nước Bhutan có rừng che phủ, quá nửa diện tích đất nước là khu vực rừng quốc gia được bảo hộ, là những khu bảo tồn tự nhiên và khu vực bảo vệ động vật hoang dã.
Hơn nữa, chính phủ cung cấp tài nguyên để những cộng đồng sống trong các khu tự nhiên này sống được tốt, vừa bảo vệ được rừng trong khi sống hài hòa với tự nhiên. Điều này cho phép chính quyền Bhutan ngăn được nạn săn bắn, khai khoáng và làm ô nhiễm rừng.
Và quyết tâm đầu tư vào năng lượng tái tạo
Bhutan tận dụng hệ thống sông có sẵn để tạo ra lượng điện lớn nhờ thủy điện, càng giúp trung hòa lượng carbon mà Bhutan thải ra. Họ cung cấp điện miễn phí cho những nông dân canh tác tại những vùng nông thôn hẻo lánh, họ quyết định chính phủ của mình sẽ là chính phủ không dùng dấy, những chương trình bảo vệ tài nguyên quốc gia như Clean Bhutan hay Green Bhutan vẫn diễn ra và vẫn thành công.
Đó chính là những ví dụ cho thấy chính phủ Bhutan hết mình bảo vệ cái danh tiếng đất nước có lượng carbon trung hòa. Nếu đây không phải là một bài học đáng giá cho những nước khác, ta khó có thể tìm được một ví dụ nào đó tuyệt vời hơn.
(Nguồn: Genk.vn)