Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
Tổng họp kĩ năng sinh tồn có thể cứu mạng bạn nếu gặp tình huống nguy cấp khi tham gia hoạt động outdoor
Bởi: SARA
13/06/2023  -  4029 Lượt xem

Thực sự thì với đa số chúng ta, có lẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mình có ngày gặp bất trắc cả. Nhưng tai nạn diễn ra mỗi ngày, có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai. Hơn thế nữa, nó xảy đến mà chẳng đi kèm lời cảnh báo nào hết, và tính mạng của bạn sẽ chỉ được quyết định đôi khi là chỉ trong tích tắc thôi.

Bạn có chắc mình biết cách sinh tồn nếu chẳng may lạc vào nơi "rừng thiêng nước độc" hay gặp phải những tình huống bất ngờ có thể khiến bạn gặp nguy hiểm hay không? Hãy tham khảo những kỹ năng sinh tồn sau đây để giúp bảo vệ bản thân tốt hơn ở môi trường hoang dã.

Kinh nghiệm sinh tồn từ A - Z tại WETREK

Bộ dụng cụ sinh tồn: Anh hùng thầm lặng khi đi trekking, leo núi
Bằng Quần Jeans Và Mẹo Sinh Tồn của Navy SEAL, Du Khách Đức Đã Sống Sót Sau Nhiều Giờ Lênh Đênh Ngoài Biển


Nếu lạc vào nơi hoang vắng thì bạn nên ghi nhớ kĩ thuật S.T.O.P, viết tắt của Stop (dừng lại), Think (suy nghĩ), Observe (quan sát) và Plan (lên kế hoạch). Những việc nên ưu tiên hàng đầu bao gồm tránh bị thương, đi kiếm nguồn nước sạch và tìm cách quay lại "nền văn minh nhân loại" càng sớm càng tốt. 

1. Bọc túi nhựa xung quanh nhánh cây để lấy nước



Tìm kiếm nguồn nước uống là ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta lạc vào nơi hoang dã. May mắn thay, bạn có thể bọc túi nhựa xung quanh một cành cây hướng về phía ánh nắng, nhờ đó thu được nguồn nước không giới hạn trong suốt nhiều ngày.

2. Một cách lấy nước khác từ... mắt cá



Kĩ thuật này vốn được thổ dân Úc sử dụng phổ biến khi đi bộ đường dài mà không mang theo nước. Họ sẽ quấn một nhúm cỏ khô ở mắt cá nhân, mục đích để chắt chiu những giọt sương buổi sáng đọng lại trên các bụi cỏ xung quanh.

3. Sử dụng màng xốp hơi và lá cây để làm ấm cơ thể



Nghe có vẻ lạ lùng nhưng hãy luôn mang theo màng xốp hơi khi bạn đi cắm trại ở vùng lạnh giá. Bởi vì màng xốp hơi là chất cách nhiệt rất tốt, nó có thể giữ cơ thể không bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá cây để thay thế. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm cho thấy lá táo khô cách nhiệt khá tốt, có thể dùng trải lên các bề mặt trước khi bạn đặt lưng xuống nghỉ ngơi.

4. Ngủ trên các bề mặt cao để tránh hạ thân nhiệt



Một khi đã tìm được nguồn nước, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn không tiếp tục hành trình trong đêm tối. Thay vào đó, hãy tìm bề mặt cao ráo để nghỉ chân. Nếu tìm được hang động an toàn, giúp bảo vệ khỏi mưa gió thì quá tốt. Nếu không, cũng đừng nằm trực tiếp lên mặt đất vì rất dễ bị hạ thân nhiệt.

5. Cọ xát bàn tay với lá thông, sả để tránh bị muỗi đốt



Mặc dù không đem lại hiệu quả triệt để nhưng mẹo nhỏ này có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị các loài côn trùng nguy hiểm tấn công. Đó là do nhựa thông, sả có mùi đặc trưng và giúp đẩy lùi muỗi cũng như các loại côn trùng khác ở mức độ nhất định.

6. Nếu bắt buộc phải chọn lựa, đừng dại "đo tốc độ" với các loài mãnh thú như gấu



Khi gặp gấu đen, bạn nên thận trọng bước lùi về phía sau, đừng kích động bỏ chạy. Bởi vì trong hầu hết trường hợp, gấu đen sợ con người còn hơn chúng ta sợ loài thú này.

Tuy nhiên nếu kém may mắn hơn nữa mà đụng độ gấu xám Bắc Mỹ, với kích thước đồ sộ và mạnh mẽ hơn nhiều, cách để chúng ta tăng cơ hội sống sót chỉ có thể là giả chết mà thôi. Theo hướng dẫn của Dịch vụ Vườn quốc gia Mỹ, hãy vứt ba lô của mình rồi nằm sấp, bọc tay ra phía sau cổ và dang rộng hai chân để hạn chế khả năng bị gấu lật lên. Giữ nguyên vị trí cho đến khi con vật đi khỏi khu vực xung quanh.

Lưu ý nếu gấu chủ động tấn công để săn mồi thì các biện pháp như bước lùi để trốn tránh hay giả chết đều sẽ phản tác dụng. Vì vậy, bạn luôn phải chú ý quan sát con vật và phán đoán nhanh tình huống cụ thể.

7. Khi lội nước, thà chọn nơi sâu một chút nhưng dòng chảy chậm, hơn là chỗ nước nông hơn nhưng chảy xiết



Đầu tiên, bạn nên chọn băng qua những khúc sông ít ngoằn ngoèo, uốn lượn. Sau đó chú ý dùng một cái gậy để thăm dò độ sâu. Chúng ta cũng cần nhớ là thà chọn nơi nước sâu một chút nhưng dòng chảy chậm, hơn là chỗ nước xiết.

Ngoài ra luôn hướng mặt về phía dòng chảy (ngược dòng), giữ tư thế hơi cúi người về phía trước, dang rộng hai chân bằng vai, đồng thời hạ thấp đầu gối một chút để giữ cân bằng và luôn cầm theo gậy nếu bạn lội nước một mình.

8. Mài băng thành hình dạng thấu kính để nhóm lửa



Với một khối băng trong suốt, dày khoảng 5 cm, bạn có thể mài nó thành hình dạng giống như thấu kính. Cụ thể là nó có dạng gương cầu lồi - mỏng ở các cạnh và dày lên ở giữa. Sau đó, hãy đặt miếng băng đúng góc độ dưới ánh nắng, soi xuống củi đóm hay lá cây và kiên nhẫn chờ chúng bắt lửa.

9. Thu thập lá cây ướt để tạo khói cầu cứu



Sau khi đã tìm được nước uống, nơi trú ẩn và nhóm được lửa, bạn sẽ muốn thoát khỏi miền hoang dã càng sớm càng tốt. Lúc đó, chúng ta có thể tạo khói để báo hiệu cầu cứu. Và cách để tạo ra khói nhiều nhất là sử dụng lá cây ướt.

Thêm một lưu ý khác là bạn hãy xếp thành 3 mớ bùi nhùi chất dễ cháy để tạo ra 3 luồng khói tách biệt nhau. Chỉ như vậy thì khi máy bay hay tàu thuyền nhìn thấy mới không tưởng là cháy rừng tự nhiên. Hình ảnh 3 cột khói là tín hiệu cầu cứu theo quy ước của thổ dân Mỹ và hướng đạo sinh.

10. Sử dụng tro như chất khử trùng để rửa tay



Khi ở trong điều kiện hoang dã, nhiều người sẽ chẳng màng quan tâm đến việc giữ vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên hãy luôn nhớ khử trùng bàn tay, vì việc này sẽ giúp cơ thể dễ chữa lành vết thương tốt hơn nếu có rủi ro xảy ra. Từ lâu, tàn tro đã được sử dụng để làm chất sát khuẩn nếu không có xà phòng, bởi vì nhiều loại vi khuẩn không thể sống trong nồng độ pH 10-12 ở môi trường này.

11. Khi xe bị treo trên vách đá

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 1.

Một tình huống rất có khả năng xảy ra với những ai thường xuyên lái xe trên các cung đường hiểm trở, cheo leo miền núi. Và nếu không may rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải thật bình tĩnh.

1. Trước tiên, đừng quá vội vàng làm bất kỳ điều gì, trừ phi chiếc xe của bạn đang trượt hẳn ra khỏi vách đá. Hít một hơi thật sâu, lên kế hoạch tẩu thoát.

2. Di chuyển thật chậm trong xe, tránh để xe mất thăng bằng. Nếu trong xe có nhiều người, phải thoát ra từ phía đối diện.

3. Lưu ý chân luôn phải đạp phanh. Đây có thể là tình huống phanh xe chính là cách duy nhất để ngăn chiếc ô tô của bạn trượt ra khỏi bờ vực.

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 2.

4. Nếu phần cửa trước đã trong tình trạng chúc xuống, hãy thoát ra bằng cửa sau một cách chậm rãi và bình tĩnh. Cố gắng tìm lấy điểm thăng bằng của chiếc xe lúc này, rồi từ từ trườn ra cửa sau rồi thoát ra.

5. Lập tức mở toàn bộ cửa sổ để có thêm phương án thoát thân. Toàn bộ cửa cũng cần được mở khóa. Làm vậy là để người trong xe có thể thoát ra cùng một lúc.

6. Trong trường hợp có trẻ nhỏ trong xe, hãy để một người lớn ra trước, sau đó đưa trẻ cho người đó.

12. Khi bị rơi xuống hồ băng

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 3.

Tình huống rất dễ xảy ra với người ở xứ lạnh, thường xuyên chìm trong băng tuyết. Trong trường hợp này, hãy làm như sau:

1. Vẫn là bình tĩnh đã. Khi ở trong nước lạnh, cơ thể bạn có thể bị sốc nhiệt, khiến hơi thở trở nên gấp gáp hơn. Vậy nên cần phải nhớ tránh thở kiểu đó khi mới chìm trong nước. Cơn sốc này chỉ kéo dài khoảng 1 - 3 phút, trước khi cơ thể bạn tự cân bằng mọi thứ.

2. Trong thời gian chờ thích nghi, hãy giữ cho đầu (và càng nhiều phần thân càng tốt) nổi trên mặt nước. Sẽ tốn khoảng 10 - 45 phút để bạn mất ý thức dưới nước lạnh.

3. Cởi bỏ toàn bộ những vật dụng nặng nề trên người - đặc biệt là áo khoác vì nó sẽ hút nước rất nhiều.

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 4.

4. Sau khi đã quen, hãy để thân nằm ngang, tìm cách bò lên khỏi miệng hố băng. Lưu ý phải duy trì tư thế này, để càng nhiều phần cơ thể lên mặt băng càng tốt. 

5. Sau khi phần thân trên đã lên được mặt băng, hãy chờ vài giây để quần áo thoát bớt nước. Như vậy trọng lượng của bạn sẽ giảm đi đáng kể, giúp quá trình thoát thân dễ dàng hơn.

7. Sau khi thoát khỏi hố, hãy lăn tròn ra khỏi vùng băng nguy hiểm, sau đó hướng về nơi trú ẩn. Tại đây, hãy cởi bỏ quần áo ướt càng nhanh càng tốt, tránh để cơ thể mất nhiệt. 

13. Khi bị sói tấn công

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 5.

1. Đừng chạy hoặc làm bất kỳ điều gì tỏ ra yếu thế. Bản năng của sói là đuổi theo bất kỳ thứ gì bỏ chạy, vì nó sẽ tưởng đó là mồi.

2. Đừng nhìn vào mắt sói, vì chúng sẽ hiểu đó là lời thách thức. Hãy giữ đầu thấp thôi.

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 6.

3. Nếu sói tiếp cận gần, hãy giơ tay lên cao, tỏ ra mình ưu thế hơn. Bạn có thể vỗ tay thành tiếng lớn, hoặc hét lên. Sói sẽ không sợ đâu, nhưng làm vậy sẽ cho bạn thêm thời gian để tìm cách thoát thân. 

4. Sói vẫn tiếp cận, hãy lùi lại một cách chậm rãi. Nhớ giữ thăng bằng và một cái đầu bình tĩnh, đừng ngoái về sau.

5. Một cách chậm rãi, hãy leo lên một cái cây gần nhất, nhưng mắt vẫn phải quan sát đàn sói.

6. Trong trường hợp không thể thoát và bị tấn công, hãy nằm cuộn tròn, tay che đầu và mặt. Làm như vậy, bạn sẽ né được những cú cắn chí mạng, tăng tỉ lệ sống sót.

7. Có thể ném đá hoặc gậy vào mặt sói nếu cảm thấy tình huống nguy cấp. Lũ sói sẽ cảm thấy chùn bước và có thể rút lui.

8. Nếu đi theo nhóm đông người, hãy quây thành vòng tròn để có thể quan sát tình hình từ nhiều góc độ.

14. Nếu lạc trong rừng Amazon?

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 7.

1. Thực ra không cứ gì rừng Amazon, bất kỳ khu rừng nào cũng vậy thôi. Nếu đi lạc, bạn cần nhớ đến 4 yếu tố: dừng lại, suy nghĩ, quan sát, và lên kế hoạch.

2. Trước khi di chuyển, hãy chú ý đến địa điểm bạn đang đứng, sau đó đi theo một hướng cố định. Trên mỗi đoạn đường đi qua, hãy đánh dấu lại và kèm thêm khung giờ ở thời điểm đó.

3. Dựng một nơi trú ẩn nếu xác định bạn bị kẹt ở đó trong thời gian dài. Tìm một cành cây thẳng và dài, đặt nó đối diện thân cây, sau đó sử dụng các cành ngắn hơn để buộc lại, tạo ra một khung lều rồi phủ lá lên là xong. 

15. Nếu không may rơi xuống sông chảy xiết

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 8.

Một dòng nước xiết thực sự đáng sợ hơn bạn tưởng, vì ngay cả các kình ngư cũng không chống nổi đâu. Vậy nên nếu rơi vào tình huống này, bạn cần một số lưu ý:

1. Hãy bơi chéo góc vào bờ chứ đừng bơi thẳng, vì như vậy sẽ rất tốn năng lượng. Nên chọn 1 góc 45 độ thì hơn.

2. Đừng cố bơi ngược dòng. Không nổi đâu!

3. Nằm ngửa ra, thả nổi với chân hướng theo dòng chảy. Đầu của bạn cần phải đặt theo hướng đầu dòng, để tránh trường hợp va phải vật cản. Tư thế này sẽ giúp bạn nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi đến vùng nước tĩnh lặng hơn để dễ dàng bơi vào bờ.

16. Bị trăn anaconda tấn công

Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời - Ảnh 9.

Trăn anaconda thực ra rất ít khi tấn công con người, nhưng không phải là không có chuyện đó xảy ra. 

1. Muốn tránh trăn anaconda, hãy né những vùng nước nông vì đây là nơi chúng thích nhất. Nếu nhìn thấy một con trăn, đừng lại gần mà phải quan sát hướng di chuyển của nó, xem liệu nó có theo đuôi bạn hay không.

2. Chẳng may bị trăn quấn, hãy cố gắng hít sâu rồi nín thở. Hạn chế thở ra, vì mỗi lần làm vậy, nó sẽ thít chặt hơn.

3. Lần tìm về đuôi trăn và cắn thật mạnh vào đó. Đây là vị trí gây ra khá nhiều đau đớn, và nó sẽ thả bạn ra.

4. Trong trường hợp không thể với được đuôi trăn, bạn buộc phải chiến đấu. Nếu tay còn tự do, hãy vớ lấy một viên đá (hoặc vật cứng nào cũng được) gần đó, đập thật mạnh vào thân hoặc đầu cho đến khi nó thả bạn ra. Với trăn, con mồi không chống trả là con mồi tuyệt vời nhất.

17. Khi bị bọ cạp cắn

Đa số các trường hợp bị bọ cạp cắn thường sẽ gây ra đau đớn, nhưng không phải lúc nào cũng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trên đời tồn tại một số loài bọ cạp mang nọc độc rất mạnh - đặc biệt là trong các sa mạc phía Tây Nam nước Mỹ, như bọ cạp chích (bark scorpion). Chúng dài khoảng 5 - 7cm, có nọc độc đủ mạnh để gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm khó thở, cao huyết áp, tim đập nhanh, người yếu dần và cơ bắp co giật.

Nếu thấy mình có những triệu chứng như vậy, hãy nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của y tế. Và nhìn chung bất cứ lúc nào bị bọ cạp cắn, hãy chụp lại ảnh của nó để các bác sĩ xác định loài một cách nhanh chóng nhất và có cách chữa trị kịp thời.

18. Dị ứng

Dù là những thứ tưởng như vô hại nhất trên đời, vẫn sẽ có những người dị ứng với chúng. Dành cho những ai chưa biết, có người dị ứng với ánh nắng Mặt trời và cả nước nữa cơ.

Nhưng dị ứng thì sao? Đừng nghĩ dị ứng là chỉ ngứa. Một số trường hợp bị nặng đến mức bị khó thở, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhìn chung các triệu chứng của dị ứng thường là kích ứng da, ngạt thở, đầu lâng lâng, mạch đập nhẹ, chóng mặt...

Các trường hợp bị dị ứng cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Trong tình huống khẩn cấp, hãy thực hiện một số bước sau:

- Tìm xem nạn nhân có mang theo thuốc epinephrine không. Đây là thuốc chống dị ứng, và đa phần những người có tiền sử dị ứng nặng sẽ mang theo nó.

- Giữ cho nạn nhân bình tĩnh. Giúp họ nằm ngửa. Trong trường hợp bị nôn hoặc xuất huyết, hãy đặt họ nằm nghiêng.

19. Ngộ độc khí than

Hay còn gọi là carbon monoxide (CO). Loại khí này không mùi, không vị, thậm chí chẳng ai nhận ra mình đang hít phải nó trước khi cảm thấy không ổn. 

Các triệu chứng ngộ độc khí CO thường không rõ ràng, có thể là chóng mặt, căng đầu, mệt mỏi, thở ngắn hoặc khó thở.

Trong trường hợp nhận ra khí CO đang tồn tại trong nhà, hãy làm theo những bước sau:

- Ngưng sử dụng toàn bộ đồ điện gia dụng bằng cách dập cầu dao.

- Mở toàn bộ cửa trong nhà để thông khí.

- Rời khỏi nhà ngay lập tức.

- Bình tĩnh hết sức có thể để tim không đập nhanh, tránh lưu thông khí độc trong người, sau đó đến gặp bác sĩ để phòng rủi ro.

20. Gặp lốc xoáy

Những trận cuồng phong mạnh mẽ nhất có sức tàn phá hết sức khủng khiếp. Tuy nhiên, chúng thực chất lại khá hiếm. Đa số các cơn lốc xoáy khác yếu hơn rất nhiều, và bạn hoàn toàn có khả năng sống sót nếu làm được những điều sau:

- Tìm tầng hầm hoặc một căn phòng không có cửa sổ ở tầng thấp nhất - như phòng tắm.

- Tránh xa cửa sổ

- Núp dưới một vật nặng, như bàn. Sau đó phủ một tấm chăn lên đó.

- Bảo vệ đầu bằng bất kỳ thứ gì có thể.

21. Gặp nấm độc

Những người đam mê bộ môn hái nấm đều nên học cách phân biệt nấm độc và nấm không độc. Và trên thực tế, chúng khác nhau ở khá nhiều điểm.

- Đầu tiên, kiểm tra xem mũ nấm có dạng hình chiếc ô không. Nếu có, nhiều khả năng đó là nấm độc.

- Kiểm tra lớp vảy trên mũ nấm. Đa số các loại nấm độc thường có các mảng vảy khá lệch màu, như đốm nâu trên mũ trắng, hoặc đốm trắng trên mũ đỏ.

- Màu sắc vân mặt dưới mũ nấm cũng giúp nhận biết. Nấm ăn được thường có vân trắng, trong khi nấm độc có vân nâu.

22. Chảy máu nghiêm trọng 

Đây là một trong những tình huống hết sức nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Thế nên trước khi tới gặp bác sĩ, bạn cần nhanh chóng sơ cứu, cụ thể như sau:

- Xé bỏ các phần quần áo xung quanh vết thương, và đừng cố lau ở thời điểm này.

- Đặt một miếng bông băng tiệt trùng lên đó. Ấn băng chặt cho đến khi máu ngưng chảy.

- Đắp chăn cho nạn nhân để đề phòng mất thân nhiệt.

23. Rắn bò vào nhà

Tưởng tượng đi, bạn đang ở trong nhà nghỉ ngơi và thấy một "bé Na" bò lung tung, lúc đó phải làm gì nhỉ?

- Việc đầu tiên là bình tĩnh đã, rồi di chuyển một cách thật chậm rãi. Bởi mọi hành động bất ngờ đều có thể đánh động và khiến rắn quay lại chống trả.

- Đừng cố tìm cách chạm vào nó bằng tay trần. Thay vào đó, hãy sử dụng một tấm chăn dày hoặc quần áo để phủ lên, nhằm giới hạn khả năng di chuyển của rắn.

- Gọi cho các chuyên gia đến và xử lý.

Mua ngay dụng cụ sinh tồn tại WETREK.VN

Tri Thức Trẻ
(Theo Bright Side)
Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
[WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ [WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ
Bởi: Ethan
31/03/2015 - 23.716 lượt xem
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store