Phía trước là Cầu Tràng Tiền 6 vài 12 nhịp:
Đằng sau là núi Ngự Bình làm tiền án cho Kinh thành Huế:
Từ đây không thấy được Hoàng cung. Chỉ thấy được những công trình phía ngoài.
Kỳ đài:
Xa xa, nổi bật bên bờ sông Hương là Nghênh lương đình, bến thuyền rồng xưa kia của các vua Nguyễn:
Còn nhớ lần đầu đến Huế đầy ngẫu hứng và nhiều cảm xúc hồi năm 2006.
Sau buổi tiệc đám hỏi cậu bạn thân ở An Khê - Gia Lai, đang chuẩn bị về Sài Gòn thì bỗng nảy ra ý định ra Huế chơi vì được nghỉ cuối tuần và lễ 30/4, 1/5 liền kề. Ngay lập tức cậu em đi cùng ủng hộ đi theo.
Sáng hôm sau đón xe khách chạy ngang để thực hiện hành trình “dài đằng đẵng” ra Huế với đủ thứ sự cố, từ chờ xe bốc hàng mấy tiếng đồng hồ đến xe bị công an phạt … và mãi đến 8h tối mới đến Huế. Vì xe không vào TP nên phải tiếp tục hành trình bằng xe ôm dưới cơn mưa nặng hạt. Trời vẫn mưa mà các KS đều hết phòng vì dịp lễ đông khách. Cuối cùng cũng tìm được một nhà trọ ở Vỹ Dạ khá xa trung tâm là còn 1 phòng. Một khởi đầu không suôn sẻ. Chẳng biết ngày mai Huế chào đón mình thế nào đây.
“Hoàng cung, Lăng tẩm và Đền chùa” đó là thông tin du lịch ít ỏi mà chủ nhà trọ hướng dẫn. Không biết lúc đó đã có trang phuot.vn chưa nữa, chẳng biết tìm hiểu thông tin ở đâu cả. Thôi cứ bắt đầu từ Hoàng cung như hướng dẫn cho dễ.
Hòa cùng dòng người qua 1 cổng thành cổ để vào kinh thành (còn được gọi là Thành nội).
Sau này có tìm hiểu thêm, Kinh thành Huế được bao quanh bởi một vòng tường thành với 10 cổng thành được đặt tên theo phương hướng. Bên trong gồm có 2 vòng thành nhỏ hơn là Hoàng Thành, còn được gọi là Đại nội và Tử Cấm Thành ở ngay trung tâm.
Theo nguyên lý kiến trúc hoàng cung thì tất cả các công trình chính sẽ nằm trên trục thần đạo bắc – nam với lưng hướng bắc và mặt hướng nam. Ngay trước mặt phía nam của Hoàng Thành là Kỳ Đài :
Cổng chính là Ngọ môn như là bộ mặt của hoàng thành, gồm phần nền đài phía dưới với 5 cửa và phần trên là lầu Ngũ Phụng được mô tả qua thơ ca:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng tám lầu xanh
Ba cửa thẳng hai cửa quanh
Hào nước bao quanh tường thành:
Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn đến sân Đại Triều ngay trước điện Thái Hòa:
Các trụ đá phân theo cấp bậc quan lại ở sân Đại Triều:
Điện Thái Hòa nơi đặt ngai vàng của các vua Nguyễn và là trung tâm quyền lực thời bấy giờ:
.
Điện Cần Chánh trong khuôn viên Tử Cấm Thành, nơi vua làm việc hàng ngày giờ chỉ còn là nền đất: