Đất nước có nền văn hóa lâu đời Nhật Bản đã phát triển một hình thức y học mới được gọi là “Tắm rừng” (Forest Bathing), hay còn gọi là “Shinrin-yoku” – liệu pháp giúp con người giải tỏa căng thẳng và lo âu. Ðể hiểu hơn về liệu pháp chữa lành tâm hồn này, cùng WETREK khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Ảnh: Live Learn Evolve
Shinrin-yoku (浴) kết hợp Hán tự của hai chữ “khu rừng” và “phòng tắm”, và được dịch là tắm rừng. Từ cái tên cho thấy, tắm rừng về cơ bản là việc bạn dành thời gian trong một khu vực nhiều cây cối và “đắm mình” dưới tán cây (cho dù bạn làm việc hay nghỉ ngơi). Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1982 bởi Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản, với mong muốn khuyến khích lối sống lành mạnh song song với việc phát triển và bảo vệ môi trường tự nhiên rộng lớn và đẹp đẽ của đất nước.
Vào năm 1986, Cục Lâm nghiệp cùng với Hội Văn minh Xanh đã lên danh sách quản lý 100 khu rừng ở Nhật Bản, phổ biến khái niệm tắm rừng, đồng thời chú trọng đến công tác bảo tồn tại các khu vực này. Không sớm nổi chóng tàn như những phong trào sức khỏe thập niên 80, ý tưởng đơn giản đã được lan truyền mạnh mẽ bởi sự cộng hưởng cùng những tinh hoa văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là niềm tôn kính tâm linh và hồi cố đối với thế giới tự nhiên.
Ảnh: Tokyo Weekender
Ðầu những năm 2000, một số tổ chức, trường đại học và trung tâm nghiên cứu y tế bắt đầu tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu xem việc tản bộ dưới tán cây thực sự có ích với chúng ta hay không. Nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện và đưa ra một kết quả tích cực rằng việc dành thời gian ở cạnh cây cối giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm nhịp tim và huyết áp cũng như tăng khả năng tập trung, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Nói một cách thi vị, cây cối có thể chữa lành tâm hồn và sức khỏe chúng ta.
Một người tiên phong trong việc nghiên cứu đề tài này là Bác sĩ Qing Li của Trường Y Tokyo Nippon. Ðược biết đến như “chuyên gia hàng đầu thế giới về y học rừng”, ông lần đầu quan tâm đến tiềm năng y học của cây cối khi đi cắm trại trong rừng Yakushima thời sinh viên. Vài năm sau đó, ông phát hành cuốn sách mới với tựa Tắm rừng: Tìm thấy sức khỏe và hạnh phúc nơi cây cối.
Xem thêm: Những món đồ cắm trại từ WeTrek khiến bạn cảm thấy như ở nhà ngay cả khi cắm trại trong rừng
Bên cạnh những bức ảnh hút hồn về những khu rừng tuyệt đẹp, cuốn sách còn giới thiệu khái niệm tắm rừng, lý giải trên cả hai phương diện nghệ thuật và khoa học về cách cây cối làm giàu cuộc sống chúng ta. Chẳng hạn như: Cây xanh giải phóng các loại dầu tự nhiên có tên gọi phytoncides rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của con người và việc tiếp xúc với phytoncides làm tăng số lượng tế bào NK (Natural Killer – sát thủ tự nhiên) – giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư và giảm sản sinh hormone gây căng thẳng trong cơ thể như adrenaline, noradrenaline và cortisol. Ngoài ra, nó giúp ổn định huyết áp, điều chỉnh nhịp tim và thúc đẩy ưu thế của hệ thần kinh giao cảm, góp phần tạo ra trạng thái thư giãn.
Ông cũng phát hiện tắm rừng có thể giúp ích trong việc điều trị chứng lo âu và trầm cảm, cùng với căng thẳng – những vấn đề sức khỏe đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. “Trong đất có chứa một loại vi khuẩn tên là Mycobacterium vaccae, chúng ta hít vào khi ở trong rừng. Vi khuẩn này hoạt động giống như thuốc chống trầm cảm và có thể hiệu quả hơn so với một số thuốc kê toa trong giải tỏa tâm trạng”, ông chia sẻ.
Ông cũng giải thích tại sao Nhật Bản là nơi đầu tiên tổ chức nghiên cứu khoa học bài bản về những ích lợi của cây cối đối với con người: “Rừng chiếm hai phần ba diện tích đất nước và truyền thống của Nhật Bản cũng gắn liền với các hoạt động ngoài trời gần gũi với thiên nhiên. Tuy vậy, Nhật Bản cũng đã chứng kiến chỉ số tốc độ đô thị hóa thuộc hạng cao nhất thế giới trong vài thập kỷ qua. Phần lớn dân số hiện đang sống ở các thành phố rất đông đúc và mọi người nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của việc dành thời gian quý báu hòa mình vào thiên nhiên”.
Các vấn đề đời sống đô thị tất nhiên không chỉ giới hạn ở Nhật Bản. Sự gia tăng các “liều giải độc” tự kê như thiền định, các bài tập yoga cách thể.. là những bằng chứng cho thấy mọi người đang dần chủ động tìm kiếm các phương cách cải thiện sức khỏe thông qua lối sống lành mạnh và trị liệu tự nhiên. “Dành thời gian cho thiên nhiên được chứng minh là giúp bạn thư giãn, và trong thời đại mà căng thẳng lan tràn tương đương một dịch bệnh, đây là điều vô giá. Liên tục cảm thấy cảnh giác cao độ sẽ để lại hậu quả tàn phá lâu dài trên cơ thể chúng ta”, bác sĩ Li chia sẻ thêm.
Hơn nữa, tham gia tắm rừng tăng số lượng tế bào tử vong tự nhiên (NK), có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Sự tăng cường này trong số lượng tế bào NK liên quan đến sự giảm tỷ lệ tử vong do ung thư. Ngoài những lợi ích về sức khỏe thể chất, tắm rừng cũng có tác động tích cực đối với tâm lý bằng cách cải thiện triệu chứng của trầm cảm, được đo lường thông qua Hồ sơ Trạng thái Tâm trạng (POMS).
Thực hành này cũng nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp đảm bảo một đêm nghỉ ngơi thú vị. Các hiệu ứng tích cực của tắm rừng có thể duy trì được trong vòng một tháng, dẫn đến những lợi ích kéo dài. Điều này bao gồm tăng cường hoạt động tế bào NK, số lượng tế bào NK cao hơn và sự hiện diện của các protein chống ung thư nội bào cao.
Xem thêm: Hãy để thiên nhiên thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu suất công việc
Tắm rừng là một hoạt động cực kỳ dễ trải nghiệm và ít tốn kém. Bạn có thể tắm rừng bất cứ lúc nào, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào mà không cần đến thiết bị cắm trại hoặc sức bền dẻo dai cho các chuyến đi bộ dài. Bạn có thể tận hưởng tắm rừng theo phong cách của riêng mình tại các khu rừng và công viên khác nhau. Ðối với thành thị, đắm mình trong thẳm sâu rừng rậm hoặc công viên quốc gia có thể không phải là một lựa chọn khả thi nhưng thực tế, bạn có thể thực hành tắm rừng ở hầu hết mọi nơi. Chẳng hạn: công viên thành phố, các ngôi đền với nhiều cây cối, khu du lịch sinh thái...
Vì vậy, việc dành thời gian với bất kỳ loại cây nào ở bất cứ đâu cũng đều hữu ích (nhưng để tăng hiệu quả, những cây thường xanh như cây tùng bách và cây tuyết tùng sẽ tạo ra số lượng phytoncides cao hơn). Hoặc, ngay cả khi không đến được công viên, bạn vẫn có thể mang thiên nhiên về bên mình bằng cách trồng cây trong nhà, sử dụng các loại tinh dầu như dầu thông hoặc nến hương Hinoki (từ gỗ Hinoki) đều có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và làm chậm phản ứng kích thích thái quá. Tắm rừng cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe, có lợi cho cả tâm trí và cơ thể.
Sihnrin-yoku, Forest therapy | Mountain Hiking, Trekking |
Hướng tới quy trình | Hướng tới điểm đến (để đến địa điểm đó, leo núi đó...) |
Duy trì sức khỏe tốt, sức khỏe phòng tránh, lối sống lành mạnh, Phát triển nguồn nhân lực |
Leo núi là một sở thích, vận động thể chất Bảo vệ môi trường tự nhiên |
Tập trung vào năm giác quan | Kiến thức, hiểu biết về cây cỏ thiên nhiên |
Thời lượng ngắn | Thời lượng dài |
Tốc độ chậm | Tốc độ nhanh |
Hồi phục, chăm sóc bản thân | Thách thức bản , cảm giác chinh phục |
Nhóm hoặc đối tượng cụ thể Những người không tự tin về thể chất của họ Những người muốn cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần trong thiên nhiên |
Du khách, người yêu núi, người yêu thiên nhiên. |
Một giấc ngủ đầy đủ và chất lượng là yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe của chúng ta. Nó giúp não bộ làm việc hiệu quả, cân bằng hormone và là tác nhân cần thiết để các chức năng của hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Tình trạng thiếu ngủ gây ra vô số vấn đề sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh tim, thận, huyết áp cao, tiểu đường và đột quỵ.
Shinrin - Yoku có thể cải thiện được thói quen ngủ hay không? Bác sĩ Qing Li đã có một nghiên cứu thực tế sử dụng liệu pháp Tắm Rừng với nhóm một 12 nam nhân viên văn phòng trong độ tuổi trung niên đến từ Tokyo. Các đối tượng đi bộ hai tiếng vào buổi sáng và buổi chiều tại những khu rừng khác nhau. Trong hai tiếng, họ đi bộ khoảng 2,5km - xấp xỉ quãng đường mà họ đi bộ trong một ngày làm việc bình thường. Giáo sư Qing Li tiến hành đo hoạt động ngủ của họ bằng máy đo đa chỉ số và cảm biến gia tốc - một thiết bị đeo trên cổ tay giống như đồng hồ nhằm xác định tổng số lần chuyển động cơ thể - trước,trong và sau chuyến đi. Khi ngủ, thông số chuyển động cơ thể của một người nhỏ hơn 40.
Trước chuyến đi tắm rừng, nhóm đối tượng có thời gian ngủ đêm trung bình là 383 phút. Trong chuyến đi, con số này tăng lên thành 452 phút. Và sau chuyến đi là 410 phút. Nói cách khác, thời gian ngủ trong chuyến đi tắm rừng đa tăng lên rõ rệt, chứng thực rằng bạn ngủ ngon hơn khi đi lại trong rừng, dù không tăng cường đáng kể lượng hoạt động thể chất.
Một nhóm nghiên cứu khác cũng công bố về tác động của liệu pháp tắm rừng đến giấc ngủ ở những người mắc các vấn đề về giấc ngủ, từ mất ngủ, khó ngủ đến thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Nhóm đối tượng đã đi bộ hai tiếng trong rừng Ryokoku nằm ở mạn tây đảo Honshu Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu tiến hành đo đạc giấc ngủ vào đêm trước và sau chuyến đi, sau đó so sánh giữa hai đêm và giữ những người đi bộ vào buổi sáng và chiều.
Dưới đây là một vài phát hiện:
Chính vì vậy, tắm rừng - phương pháp thư giãn, trị liệu bằng cách dành thời gian đi bộ trong rừng - đã được nhiều người trên thế giới áp dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần:
Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống cân bằng, vừa có thể làm việc hiệu quả, vừa có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại ngày nay, nhiều người thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Vậy hãy cân bằng cuộc sống, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn bằng cách dành thời gian để trở về với thiên nhiên, đặc biệt là rừng. Rừng giống như một người mẹ hiền từ, luôn sẵn sàng đón nhận và ôm ấp chúng ta trong vòng tay yêu thương. Nơi đây là Thiên Đường để chữa lành bản thân. Ở trong rừng, chúng ta được hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ, được hòa mình vào thiên nhiên với những âm thanh của gió, chim, tiếng lá cây xào xạc. Chúng ta chỉ cần trở về, Mẹ Thiên Nhiên sẽ lo liệu những chuyện còn lại. Rừng sẽ là nơi giúp chúng ta kết nối với bản thân, tìm lại sự bình yên trong tâm trí.