Vì sao tất cả phiền toái liên quan đến xử lí nước đều đến khi dã ngoại? Câu trả lời là bởi không dễ gì để đảm bảo dòng suối trong vắt gần khu bạn hạ trại là sạch sẽ hay chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Nếu động vật, bao gồm cả con người, có thể đi đến được thì chắc chắn nước ở khu vực đó sẽ chứa đầy vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh. Có thể bạn sẽ gặp những người khẳng định chắc chắn rằng họ từng uống nước suối khi đi cắm trại rất nhiều lần mà chẳng sao cả. Đó chỉ là những trường hợp may mắn bởi họ có hệ miễn dịch đặc biệt tốt. Những người này tất nhiên vẫn sẽ nhiễm vi khuẩn tiềm ẩn trong cơ thể và mang theo chúng theo cùng đến những nơi họ tới.
Xử lí nước uống dù lấy từ bất cứ đâu là thói quen của phần lớn những người có kinh nghiệm đi dã ngoại thám hiểm. Bài viết sẽ đưa ra tổng quan và những lưu ý khi xử lí nước trong các chuyến dã ngoại. Để hiểu thêm về các phương án xử lí khi đi du lịch nước ngoài, xem thêm thông tin tại bài viết Cách xử lí nước khi đi du lịch nước ngoài.
Bất cứ nguồn nước nào trên trái đất đều có thể chứa mầm bệnh, những mầm bệnh này sinh ra khi nước bị nhiễm bẩn do chất thải của người hoặc động vật. Chỉ cần hấp thụ khoảng 10 vi sinh vật gây bệnh là đủ để con người bị tiêu chảy hoặc mắc các triệu chứng mất nước khác
Một số mầm bệnh có thể tồn tại hàng tháng ngoài môi trường, bao gồm 3 loại chính sau:
Động vật đơn bào bao gồm Cryptosporidium parvum và Giardia lamblia (gây tiêu chảy). Những động vật đơn bào này có nang ngoài cứng giúp bảo vệ chúng khỏi các tác động hóa học từ bên ngoài. Dù vậy, kích thước khá lớn lại khiến chúng dễ dàng bị lọc bỏ khỏi nước.
Vi khuẩn bao gồm Escherichia coli (E. coli), Salmonella, Campylobacter (các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột) và nhiều loại khác. Những vi sinh vật cỡ trung này cũng dễ dàng bị lọc khỏi nước.
Sinh vật siêu vi bao gồm Hepatitis A (viêm gan A), virus Rota (tiêu chảy cấp ở trẻ em) và norovirus (gây nôn mửa). Vì sinh vật siêu vi nhỏ hơn động vật đơn bào và vi khuẩn rất nhiều nên rất khó để lọc bỏ chúng khỏi nước. Nói một cách chính xác, việc loại bỏ hoặc trung hòa những sinh vật siêu vi chính là quá trình “thanh lọc” nước.
Mẹo: Luôn mang theo hệ thống lọc dự trữ đề phòng trường hợp thiết bị lọc thất lạc; hết pin hay hỏng hóc. Sử dụng các hóa chất cũng là một cách xử lí nước mà không cần mang theo đồ đạc cồng kềnh. Còn đun sôi nước là phương án thay thế chắc chắn nhất khi các thiết bị lọc bị hỏng: đun nước và để sôi khoảng 1 phút (3 phút nếu bạn ở độ cao từ 2000m).
Những nguồn nước có khả năng sử dụng cao:
Mẹo: Sau một trận mưa lớn, hãy đợi một lúc trước khi lấy nước mang đi lọc. Nước mưa rơi xuống làm mực nước sông hồ tăng lên, tuy nhiên các chất bẩn trên mặt đất cũng bị rửa trôi xuống, gia tăng lượng vi khuẩn và bùn đất trong nước.
Những dấu hiệu nguy hiểm của nguồn nước:
Đây là những dấu hiệu của một nguồn nước không sạch. Nếu gặp các dấu hiệu này, hãy tìm nguồn nước khác. Nếu không, tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất thật cẩn thận để lọc nước sạch nhất có thể:
Điều quan trọng nhất khi lấy nước để lọc là tìm nguồn nước sạch nhất có thể. Lá cây, rong rêu và bùn đất tuy không gây hại nhưng lại khiến quá trình lọc nước khó khăn hơn. Nếu không thể tránh được bùn đất trong nước thì hãy thử các cách sau:
Nhiều bệnh tưởng như do nguồn nước nhưng thật ra lại do an toàn vệ sinh kém, vì vậy hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống. Mang theo dung dịch rửa tay và sử dụng thường xuyên, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi nhúng tay vào nước sạch và sau khi chạm tay vào nguồn nước tự nhiên cũng là thói quen tốt.
Xử lí nước cẩn thận là cách góp phần giữ gìn nguồn nước tự nhiên. Ngày nay khi ngày càng nhiều người đi dã ngoại, mỗi chúng ta càng cần tự gương mẫu chấp hành Quy tắc “Không để lại dấu”. Dưới đây là một số nguyên tắc liên quan đến việc giữ gìn chất lượng nguồn nước khu vực tự nhiên.
Tham khảo thêm loạt bài "[Leave No Trace] 7 nguyên tắc Outdoor khi đi cắm trại, dã ngoại" tại WETREK.VN
DUKI Hoàng