Bạn thật sự cần khả năng chống thấm nước như thế nào cho trang phục? Và những yếu tố gì ảnh hưởng đến khả năng chống thấm nước của chiếc áo khoác bạn mặc? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.
Khi mọi người hình dung về một chiếc áo khoác ngoài chất lượng cao, họ sẽ nghĩ tới những chiếc áo với một lớp màng chống thấm nước. Nhìn chung, đây là loại có chỉ số chống thấm nước và thoáng khí cao nhất. Nếu bạn dự đoán thời tiết sẽ xấu, đây là loại áo mà bạn cần. Nhược điểm duy nhất của loại này là lớp màng không quá bền, vậy nên phần lớn những chiếc áo khoác với lớp màng chống thấm nước còn có một lớp trong, nhẹ, để tăng khả năng bảo vệ. Chỉ những chiếc áo khoác siêu nhẹ, tối giản mới bỏ đi lớp trong này.
Màng ép được tạo ra khi một lớp màng chống thấm nước (membrane) được gắn vào mặt dưới của lớp vải ngoài trên trang phục, giống như giấy dán tường được dán lên bề mặt tường - nói một cách khác: lớp màng (= giấy dán tường) + lớp vải (tường) = màng ép. Màng ép vô cùng bền, vậy nên những chiếc áo khoác có thể được thiết kế chỉ với một lớp màng ép và một lớp ngoài mà vẫn sử dụng được tốt trong nhiều năm. Nhược điểm chính màng ép là thoát hơi chậm, bởi vậy chúng có khả năng khiến bạn cảm thấy hơi lạnh và ẩm nếu bạn đổ nhiều mồ hôi nhiều trong suốt một ngày hoạt động.
Lớp phủ DWR đơn giản là một lớp polymer được phủ bên ngoài lớp ngoài của trong phục. Đây là lý do khiến nước đọng lại thành giọt và trôi ra khỏi bề mặt quần áo khi bạn đi ra ngoài trong cơn mưa. Dù đã là tiêu chuẩn của phần lớn các loại áo khoác, những chiếc áo chỉ có lớp phủ DWR mà không có thêm lớp màng hay màng ép có thể nhanh chóng bị “quá tải” bởi mưa to và trở nên thấm nước. Khi đứng một mình, lớp phủ DWR chỉ thật sự hữu ích trong điều kiện mưa nhỏ hay tuyết rơi nhẹ. Lớp phủ DWR có thể được phủ lại bởi người sử dụng với các dung dịch giặt hoặc phun sương chuyên biệt. Người dùng nên thực hiện việc này khi vải trang phục bị sờn và nước không còn đọng thành giọt nữa.
Chỉ số chống thấm nước (Waterproof Rating): Nói rằng thứ gì đó chống thấm nước cũng giống như nói một thứ gì đó nặng hay nhẹ. Mọi điều đều có tính tương đối. Khả năng chống thấm nước vừa đủ ở Hà Nội chưa chắc đã có thể giữ bạn khô ráo giữa tháng 11 tại Huế. Để làm mọi thứ thậm chí phức tạp hơn, các nhà sản xuất lại sử dụng những hệ thống chỉ số khác nhau, khiến cho việc so sánh một chiếc áo khoác này với một chiếc khác trở nên khó khăn. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là lời giải thích đơn giản về các chỉ số.
Seam Taping - Chống thấm đường may: Chính xác như tên gọi của biện pháp này. Khi chiếc áo khoác được thiết kế, một lớp băng chống thấm nước được phủ lên phía trên của các đường may để ngăn nước khỏi thấm vào. Có một số loại băng dán khác nhau, nhưng tất cả đều rơi vào một trong ba mức bảo vệ cơ bản dưới đây. Giống như chỉ số chống thấm nước, những gì có hiệu quả ở khu vực địa lý này có thể không đủ khi ở khu vực địa lý khác.
Chỉ số thoáng khi (Breathability Rating): Ngay cả một chiếc áo khoác ngoài loại tốt nhất cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hơi lạnh và ẩm nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi vận động mạnh. Cũng giống như chỉ số chống thấm nước, chỉ số thoáng khí càng cao thì sẽ đem lại độ thoải mái càng lớn.
Ethan Nguyen
>> Xem ngay các mẫu áo khoác gió chống nước, chống thấm tại WETREK.VN.