Đi dã ngoại cùng người yêu hay gia đình là sự lựa chọn thú vị, nhưng thay vì đi bộ, di chuyển bằng xe đạp sẽ khiến chuyến đi có thêm nhiều điều hay ho hơn nữa. Bạn có thể đi đoạn đường dài hơn rất nhiều, thêm vào đó, bạn có thể đi qua những con đường đất hoặc đường mòn mà chỉ có xe đạp mới chui lọt.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có một chuyến đi dã ngoại bằng xe đạp thật hoàn hảo"
Nếu như trước kia, đi dã ngoại bằng xe đạp chỉ dành cho những người dũng cảm, có sức khỏe và chịu được gian khổ, thì giờ đây hoạt động này đã trở nên phổ biến hơn nhờ những công nghệ mới, với xe đạp nhẹ hơn và nhiều trang bị hữu dụng hơn. Bạn có thể có một chuyến dã ngoại ngắn ngày qua đêm hay thậm chí lên kế hoạch đạp xe xuyên Việt, đó hoàn toàn là điều có thể.
Một vài lưu ý cơ bản:
Có thế bạn sẽ phải đi ngang qua đường rừng hoặc đường mòn để đến nơi, do đó xe đạp leo núi sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Nhưng bạn cũng có thể lựa chọn bất kỳ xe đạp nào có thể gắn giỏ hoặc túi đựng đồ. Thay thế ghi-đông cũng như một số phụ tùng khác nếu bạn thấy cần thiết để có thể lái xe thoải mái suốt cả ngày.
Bạn có thể tân trang xe đạp để thay đổi kiểu dáng hay phù hợp với địa hình, nhưng mục tiêu chính là tối thiểu nhu cầu bảo dưỡng và tối đa sự thoải mái khi sử dụng. Một ví dụ cho chiếc xe lý tưởng: xe đạp leo núi cỡ bánh lớn, không phuộc hoặc 1 phuộc, được tranh bị phanh đĩa và tay lái đa vị trí.
Ngoài những trang bị cơ bản, người đi dã ngoại bằng xe đạp nên mang một vài món đồ thiết yếu như: mũ bảo hiểm, bộ vá săm xe, săm xe đạp dự phòng và các dụng cụ đa năng. Với một chuyến du lịch dài ngày, nhớ mang theo dầu nhờn, mắt xích, dây phanh dự phòng và khóa chống trộm.
Sử dụng miếng dán lốp hoặc keo tự vá để bảo vệ săm xe đạp tốt hơn. Nếu bạn phải đi trong đêm, hãy sử dụng đèn xe đạp công suất cao (gắn trên mũ bảo hiểm hoặc ghi đông) thay cho đèn đeo trán thông thường.
Quần soóc có đệm và găng tay đạp xe cũng giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể sắm một đôi giày đạp xe chuyên dụng cùng bàn đạp chốt khóa (clipless pedal) để tăng tối đa hiệu quả đạp xe. Tuy nhiên bạn cần thời gian để làm quen với các trangg bị này, cũng như cân đối tổng trọng lượng hành trang mình sẽ mang theo.
Cân nhắc đem theo một vài đôi giày thường để đi lại hoặc nghỉ ngơi. Mang theo bạt che phủ xe đạp phòng những lúc thời tiết xấu cũng là ý tưởng tốt. Tất nhiên, đừng quên túi ngủ, lều, bếp, hay 10 trang bị outdoor cần thiết trong bất kỳ chuyến đi nào, đặc biệt nếu bạn định ngủ qua đêm.
Khi đi dã ngoại bằng xe đạp, bạn sẽ phải mang theo trang bị như thường, nhưng kèm theo săm, lốp dự phòng và đồ sửa chữa. Ngược lại, bạn sẽ có thể chở chúng trên xe đạp của bạn.
Nếu đi dã ngoại thông thường, bạn sẽ phải mọi thứ trên lưng. Giờ đây hầu hết những đồ nặng sẽ được buộc ở phần phía dưới thân xe của bạn. Điều này giúp dễ dàng điều khiển xe đạp cũng như thoải mái hơn khi lái xe.
Những lựa chọn sau là thứ bạn cần để mang theo tất cả trang bị khác:
Nếu bạn yêu thích việc đi dã ngoại bằng xe đạp trên những con đường mòn, bạn cần một phương pháp hợp lý hơn. Túi bên thường bị bỏ qua vì chiều rộng khá lớn sẽ dễ bị va quệt trên những con đường hẹp. Yên sau cũng thường bị tháo ra để giảm trọng lượng xe cũng như đơn giản hóa kết cấu xe.
Một bộ trang bị cơ bản sẽ bao gồm:
Phần lớn người lái xe đạp sẽ có cách buộc trang bị vào xe với dây đai tùy vào mục đích sự dụng. Mỗi người thường sẽ thử một vài cách để sắp xếp trang bị hiệu quả nhất.
Dã ngoại bằng xe đạp có nghĩa là bạn sẽ phải chống lại sức nặng của trang bị và chính bản thân. Do đó, cần phải lưu ý những điều sau:
Nếu mang theo nhiều đồ, kiểm tra bánh xe để đảm bảo căng hơi, cũng như xem lại phuộc giảm xóc nếu có. Với tình trạng mỏi tay khi phải đạp xe đường dài, hãy chọn loại tay lái đa vị trí, để bạn có thể đổi tư thế điều khiển xe. Cẩn thận với tay lái uốn cong (sừng dê hoặc sừng bò), vì tư thế đạp xe khá khó và thường không phù hợp với xe đạp leo núi.
DUKI Hoàng