Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Trang Phục, Quần Áo Đi Mưa
17/07/2024  -  14628 Lượt xem

Quần áo mưa hay quần áo đi mưa dành cho người hay đi du lịch phải thoáng khí và chống nước tuyệt đối hoặc chống thấm nước; chống nước tuyệt đối chống nước Gore-Tex®, eVent® hay vải có lớp phủ chống thấm nước; Vải cứng hard-shell hay vải mềm soft-shell; v.v...  

Trang phục đi mưa nào là phù nhất với bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm “người bạn đồng hành hoàn hảo”.  

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-quan-ao-di-mua-wetrek.vn

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CẦN LƯU Ý

Tính năngBộ đồ đó có giúp cơ thể bạn luôn khô ráo? Khi mới mua, nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm của họ có khả năng chống nước tuyệt đối và bạn có thể thoải mái tung hoành trong mưa, dù mưa to hay mưa nhỏ. Nhưng sau một thời gian sử dụng, chất lượng bị giảm sút và cần phải khôi phục lại khả năng chống thấm của nó (Bước bảo dưỡng này thường bị bỏ qua). Vậy loại vải mềm soft-shell thì sao? Hầu hết đều có khả năng chống thấm nước, nghĩa là bạn có thể mặc bộ đồ loại này khi trời mưa nhẹ chứ không phải khi trời mưa to.

Thoải máiLiệu bạn có bị đổ mồ hôi khi mặc không? Trong khi các công nghệ vải chống nước tuyệt đối và thoáng khí có thể giúp bạn thoải mái hơn khi mặc quần áo đi mưa ngay cả khi vận động nhưng vẫn còn những yếu tố khác nữa: chẳng hạn như việc sử dụng các lỗ thoáng khí, sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, độ ẩm, nhiệt độ, quần áo mặc dưới bộ đồ đi mưa, v.v.

Độ bềnLiệu sản phẩm có chịu được mức độ sử dụng thường xuyên không? Vải trên bề mặt (thường là nylon hoặc polyester) có trọng lượng hay độ dày khác nhau tùy từng nhà sản xuất.  Mặc dù độ dày 70 Denier (70D) là vừa phải, nhưng vải dùng cho trang phục khoác ngoài có độ dày dao động từ 15D (nhẹ) đến 450D (nặng). Hãy chọn loại có trọng lượng trung bình (70D, thường thấy trong các thiết kế trang phục 3 lớp) hay lớn hơn nếu bạn đi leo núi, leo núi đá hay thám hiểm rừng sâu. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cố định đi trên đường mòn có sẵn, chúng tôi khuyên bạn nên giảm trọng lượng hành lý của mình bằng cách chọn thiết kế có trọng nhẹ.

Hình dángTrông như thế nào? Quần áo đi mưa thường có trọng lượng nhẹ, dễ đóng gói và có thể cố định mà không ảnh hưởng đến dây quai balô hoặc đai leo núi. Quần áo mưa cho dân hay đi du lịch được thiết kế nhiều túi hơn, đơn giản hơn và nhẹ hơn những loại khác.

Giá cả: Tại sao lại có sự chênh lệch giá? Quần áo đi mưa cao cấp thường có lớp màng chống nước tuyệt đối và thoáng khí, bọc đường may tỉ mỉ và có nhiều chi tiết đặc biệt, hoàn toàn gọn nhẹ với khóa kéo. Quần áo mưa có giá thấp hơn thường được cắt rộng thùng thình và lớp phủ chống nước tuyệt đối/thoáng khí (thường thì không thoáng khí bằng loại quần áo mưa có lớp màng - laminate). Tuy nhiên, quần áo mưa có lớp phủ (coating) là lựa chọn phù hợp cho những hoạt động vừa phải, gọn nhẹ và dễ đóng gói.

Mẹo: Hãy sử dụng những kinh nghiệm của bạn để mua sắm. Bạn đang tìm mua một bộ đồ thoáng khí hơn? Bền hơn? Nhẹ hơn? Hay những tính năng tương tự khác? Hãy chú ý đến cường độ hoạt động và sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể của bạn.

CÁC LOẠI QUẦN ÁO ĐI MƯA

Quần áo mưa chống nước tuyệt đối/ thoáng khí (Waterproof/Breathable - WP/BR)

Thông thường, loại quần áo mưa phổ biến nhất dành cho người ưa vận động phù hợp với nhiều mục đích sử dụng nhất. Loại vải chống nước tuyệt đối/ thoáng khí có thể cản nước mưa nhưng vẫn cho phép mồ hơi ‘thoát ra’, mặc dù đôi lúc quá trình này không quá nhanh như bạn mong muốn. Quần áo mưa loại có lớp màng công nghệ cao (Gore-Tex, eVent, Dry.Q) thường có phần tiếp giáp giữa các lớp vải có khả năng thoáng khí hơn so với loại lớp phủ - coating.

Lưu ý: lớp màng (laminate) và lớp phủ (coating) sẽ được so sánh ngắn gọn dưới đây và sẽ được giải thích chi tiết trong những bài viết khác tại Wetrekology

>>> Xem thêm Công nghệ chống nước tuyệt đối Gore-Tex Ví dụ:

  • Lớp màng (laminate): Gore-Tex PacLite; Gore-Tex Pro; Gore-Tex Active; eVent; MemBrain (hãng Marmot); Dry.Q (Mountain Hardwear).
  • Lớp phủ (coating): HyVent (The North Face).

Áo mưa có lớp màng phù hợp với bạn khi:

  • Dã ngoại ở nơi có độ dốc cao, thường xuyên, quanh năm.
  • Leo núi
  • Chạy đường mòn trong rừng
  • Đạp xe
  • Chèo thuyền
  • Du lịch phiêu lưu
  • Trượt tuyết

Áo mưa có lớp phủ phù hợp với bạn khi:

  • Đi bộ đường dài và dã ngoại vào mùa hè
  • Người hay đi du lịch
  • Câu cá
  • Đi bộ tập thể dục

So sánh lớp màng - laminate và lớp phủ - coating

So sánh ngắn gọn về mặt công nghệ chống nước tuyệt đối/ thoáng khí  

  Lớp màng - Laminate Lớp phủ - Coating
Hình dung như là Giấy dán tường trên một bức tường Sơn tường trên một bức tường
Được làm từ Màng bằng chất liệu nhưa ePTFE (Expanded polytetrafluoroethylene), PU hoặc Polyester Các dạng khác nhau của nhựa PU (Polyurethane)
Thương hiệu nổi tiếng Gore-Tex; eVent; Dry.Q HyVent
Hiệu suất chống nước Tương tự nhau Tương tự nhau
Độ thoáng khi Tốt hơn ---
Độ bền Tốt hơn ---
Trọng lượng Đa dạng Đa dạng
Price: --- Giá tốt, rẻ hơn

Ưu điểm:

  • Thoải mái hơn so với áo mưa truyền thống khi vận động
  • Một chiếc áo khoác có thể phù hợp với nhiều hoạt động

Nhược điểm:

  • Vì không có tiêu chuẩn chung cho khả năng thoáng khí nên người dùng sẽ rất khó khăn khi so sánh hiệu suất thoáng khí giữa các thương hiệu; khả năng thoáng khí sẽ khác nhau với từng loại sản phẩm và từng nhà sản xuất.
  • Giá thành cao hơn so với những loại quần áo mưa khác.

Quần áo mưa chống thấm nước/thoáng khí (Water-resistant/Breathable) Quần áo mưa loại này được thiết kế cho các hoạt động mạnh và yếm khí trong trời lạnh hoặc khi mưa nhẹ, sương mù hay tuyết khô. Loại quần áo chống thấm nước này có khả năng chịu nước nhưng không thể chống thấm hoàn toàn. Những cái nhất của loại này là: Vải mềm soft-shell, gồm các sợi được dệt chắc chắn, co giãn tốt, chống mài mòn và rất thoáng khí. Ngoài ra, các loại vải lót còn có một màng chống thấm nước (màng Durable water-repellent - DWR).

Ví dụ:

  • Loại Vải mềm soft-shell (được thiết kế bởi Polartec Power Shield; phối hợp các loại sợi bởi Schoeller; Gore WindStopper),
  • Áo gió; một số trang phục thể dục ngoài trời.

Phù hợp với bạn khi:

  • Dã ngoại, quan tâm đến tính thoáng khí và có thể chịu được ẩm ướt
  • Leo núi, quan tâm đến độ co giãn và có thể chịu được ẩm ướt
  • Đi bộ đường dài trong thời tiết mưa phùn nhẹ
  • Trượt tuyết vào mùa xuân
  • Đạp xe
  • Chạy đường mòn trong rừng/ đi bộ tập thể dục

Ưu điểm:

  • Độ thoáng khí vượt trội
  • Đôi khi nhẹ hơn cả loại WP/BR
  • Thường có giá thành thấp hơn loại WP/BR.

Nhược điểm:

  • Đôi khi không có mũ trùm; đường may không được bọc, dán kín
  • Khả năng chống nước trung bình
  • Nếu trời mưa to, quần áo mưa có thể bị ướt sũng.

Quần áo mưa loại vải mềm Soft-shell hay Hybrid Loại này có thiết kế Vải mềm soft-shell dành riêng cho loại lớp màng WP/BR. Khả năng thoáng khí tương đương với loại Vải cứng hard-shell truyền thống; ưu điểm: có khả năng co giãn, không ảnh hưởng đến hoạt động leo núi và có tính linh hoạt cao. Ngày nay, loại áo khoác kết hợp những ưu điểm của loại Vải cứng hard-shell và Vải mềm soft-shell hầu như đã biến mất.

Ví dụ:

  • Vải Gore-Tex mỏng.
  • Phù hợp với bạn khi:
  • Leo núi
  • Dã ngoại/ đi bộ đường dài
  • Tham gia các môn thể thao tuyết trong mùa xuân khi điều kiện thời tiết ẩm ướt
  • Chạy đường mòn trong rừng/ đi bộ tập thể dục

Ưu điểm:

  • Khả năng co giãn tốt
  • Giữ cơ thể khô ráo trong một trận mưa xối xả

Nhược điểm:

  • Không đạt được độ thoáng khí tốt với chất liệu Vải mềm soft-shell.

Quần áo mưa chống nước tuyệt đối/không thoáng khí (Waterproof/Nonbreathable) Loại này (thường được phủ chống thấm hoàn toàn) thường không thoát mồ hôi nhưng có tính năng chống thấm tuyệt đối, thường được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, phù hợp với ít hoạt động, có kích cỡ lớn, rộng thùng thình để giúp cơ thể thoáng khí. Ví dụ, quần yếm được tháo rời và phần eo không chít; không khí ẩm và hơi nóng có thể tăng cao. Ví dụ:

  • Áo khoác choàng ngoài - áo trùm poncho

Phù hợp với bạn khi:

  • Khám phá thế giới hoang dã
  • Câu cá
  • Xem thể thao ngoài trời

Ưu điểm:

  • Giá phải chăng

Nhược điểm:

  • Người mặc thường cảm thấy nóng bức và dính bết khi trời nóng hoặc khi vận động.

CẤU TRÚC QUẦN ÁO ĐI MƯA

Lớp màng và lớp phủ khá mỏng, những chỗ bị rách hoặc mài mòn có thể bị rỉ nước. Do đó, áo khoác WP/BR thường có lớp bên trong để bảo vệ và được thiết kế 2 lớp, 3 lớp hay thậm chí là 2,5 lớp. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt về lớp lót (lớp bên trong):  

Loại 2 lớp: Giá cả phải chăng nhất Trang phục loại 2 lớp thường có lớp vải ngoài cùng (hay lớp bề mặt) có lớp màng hoặc lớp phủ chống thấm nước, và lớp vải lót (lớp bên trong) thường là lưới được may vào trong áo khoác. Loại này phù hợp với nhiều người, mặc dù một số người cho rằng lớp lót quá lùng nhùng và có cảm giác kềnh càng. Thực ra, cần phải có lớp lót này để bảo vệ lớp màng hoặc lớp phủ khỏi bị mài mòn. áo khoác hai lớp tạo cảm giác lùng nhùng hơn và ít thoáng khí hơn so với những loại khác, chủ yếu được mặc trong các chuyến đi trong ngày hay các hoạt động trên phố.

2-layer-2-lop-quan-ao-di-mua-wetrek.vn

Loại 2,5 lớp: Trọng lượng nhẹ nhất Loại này có lớp vải ngoài cùng làm bằng chất liệu có trọng lượng nhẹ, kết hợp với lớp màng - laminate hoặc lớp phủ - coating từ chất liệu PU tổng hợp, chống thấm nước tuyệt đối, và lớp lót có chức năng bảo vệ tối thiểu (lớp này giống như một lớp láng hơn là một lớp áo thực sự, đó là lý do tại sao nó chỉ được coi là 1/2 lớp). Trang phục loại này thường chỉ dưới 500g, thích hợp với các chuyến du lịch nơi sơn dã cần trọng lượng hành lý nhẹ đến siêu nhẹ hay những chuyến du lịch mà không gian và trọng lượng hành lý bị hạn chế. Nếu bạn không quan tâm đến khả năng chống trầy xước thì loại 2,5 lớp (đặc biệt là loại có lớp màng - laminate) sẽ rất phù hợp mà giá cả phải chăng.

2.5-layer-2.5-lop-quan-ao-di-mua-wetrek.vn

Loại 3 lớp: Bền nhất Áo khoác loại 3 lớp có tính năng chống thấm tuyệt đối/ thoáng khí, trọng lượng nhẹ nhưng trông khá to. Loại này không sử dụng lớp phủ - coating mà chỉ dùng lớp màng - laminate ở giữa lớp vải ngoài và lớp vải lót. Áo khoác loại này có kiểu dáng đẹp, khỏe khoắn, và bền lâu. Ngoài ra, áo còn có độ thoáng khí cao, độ bền cao và trọng lượng tương đối thấp, mặc dù giá thành nhỉnh hơn các loại khác. Loại này rất thích hợp với những người đi leo núi, dã ngoại.

3-layer-3-lop-quan-ao-di-mua-wetrek.vn

CÁC CHI TIẾT TRÊN TRANG PHỤC ĐI MƯA

Dán đường may (Seam taping):  Những lỗ nhỏ li ti do kim may trên viền đường may sẽ được bịt kín. Hầu như tất cả các trang phục WP/BR hàng đầu đều có đường may được ép dán cẩn thận tại nhà máy. Nhà sản xuất sản phẩm cao cấp thường dùng băng dán nẹp đường may để giảm được vài gram trọng lượng. Những trang phục trượt tuyết thường có đường may được ép dán tùy từng vị trí. Nghĩa là chỉ những đường may ở vị trí tiếp xúc với nước mới được ép dán và những đường may ở vị trí khác sẽ không được ép dán để giảm thiểu chi phí và giá thành.

Trọng lượng: Quần áo đi mưa được thiết kế với nhiều tiện dụng hơn có trọng lượng nặng lơn; ít tiện dụng hơn (điều chỉnh túi, khóa kéo, tay áo) có trọng lượng nhẹ hơn. Trọng lượng nhẹ và tiện dụng – luôn là vấn đề hóc búa của những nhà thám hiểm ngoài trời. Người đi dạo chơi thông thường nên lựa chọn quần áo nhẹ.

Phù hợp:  Hãy nhớ rằng nhiều áo khoác loại technical (‘technical’ là từ mã để chỉ giá thành và hiệu quả cao hơn) thường có đường cắt thọn gọn và kiểu dáng khỏe khoắn. Áo loại này trông rất khỏe khoắn và ‘khôn’ với những dáng người phù hợp, nhưng một số người có thể thấy chật và có thể sẽ gặp khó khăn khi mix layer.

Mũ trùm đầu (Hood): Một số loại mũ trùm đầu rất to và rộng đến nỗi mà có thể đựng được một chiếc mũ bảo hiểm leo núi. Những loại này thường quá rộng khi trùm lên đầu (đầu không đội mũ bảo hiểm), nhưng đừng quên là bạn có thể yêu cầu điều chỉnh để mũ nhỏ hơn và hợp với khuôn mặt bạn hơn. Để trông đẹp hơn, hãy tìm mua loại áo có mũ tháo rời hoặc mũ dấu kín (loại hide-away). Mũ có vành cứng sẽ bảo vệ mặt bạn khỏi nước mưa.

Lỗ thông khí (Vent): Không một loại trang phục có thể đẩy nhanh quá trình bốc hơi mồ hôi và tiếp xúc với không khí trực tiếp. Lỗ thông khí lớn nhất của áo khoác nằm ở khóa kéo phía trước;  một số loại khóa có 2 chiều, nghĩa là bạn có thể mở khóa kéo từ dưới – một cách thông gió thuận tiện. Ngoài ra, một số loại có túi trước ngực hoặc túi ở tay với vai trò là lỗ thông hơi chính.

Khóa kéo bên sườn (Armpit zipper): Những người yêu cầu mức tối thiểu sẽ phàn nàn rằng họ sẽ nặng thêm (và điều đó là đúng) nhưng khóa kéo ‘pit zips’ là một lựa chọn thông gió phù hợp. Những áo khoác có thêm loại khóa này có tính năng điều chỉnh cổ tay (chít chặt hoặc nới lỏng) để không khí vào nhiều hoặc ít.

Đồ may dạng khớp nối (Articulated tailoring): Với những loại áo có tay dạng khớp nối, nách áo có miếng vải đệm và loại áo có ‘cánh thiên thần’, bạn có thể gập tay vào tự nhiên và thoải mái mà phần cổ tay áo không bị vén lên đến tận cẳng tay. Ngoài ra, khi bạn giơ tay lên đầu thì phần thân dưới cũng không bị vén lên theo. Rất tuyệt phải không nào!

Lớp lót (Lining): Nếu muốn tiết kiệm không gian lưu trữ hành lý và trọng lượng hành lý, bạn nên lựa chọn loại áo thiết kế 3 hoặc 2,5 lớp (như đã nêu trên).

Bảo vệ cằm (Chin guard): Một số loại áo khoác có phần trên của khóa kéo zipper được làm bằng chất liệu mềm nên cằm của bạn sẽ không bị đau khi kéo khóa lên. Đúng là một ý tưởng độc đáo.

Vạt áo (Storm flap): Đôi khi, khóa kéo phía trước sẽ có đi kèm với vạt áo thông gió (draft flap).  Nó sẽ cản gió qua đường răng của khóa kéo, và đầy là một gợi ý mới cho các loại áo.

Túi (Pocket): Các nhà thiết kế rất khôn ngoan khi bố trí túi áo ở vị trí phù hợp để không ảnh hưởng đến quai balô, đai hông hay đai leo núi. Có nhiều loại túi như Music pocket (có cổng headphone),  túi lưới bên trong để đựng đai leo núi hay giữ chai nước không bị đóng băng, túi zipper bảo vệ có mật mã.

Chiều dài lưng (Back length): là khoảng cách giữa cổ áo và gấu áo. Số đo này có thể giúp bạn hình dung một chiếc áo khoác đi mưa như thế nào sẽ được coi là phù hợp. Hầu hết các loại áo mưa đều thuộc dạng áo khoác dài, có phần gấu áo nằm ngay dưới hông. Một số khác lại có thiết kế dạng parka dài, có thể che qua phần mông của người mặc.

Dây rút (Drawcord) và Chân váy mùa đông (Snow skirt): Dây rút ở gấu áo khoác giúp bạn mặc áo vừa vặn hơn và tránh được gió lùa vào trong cơ thể. Chân váy mùa đông thường thấy đi kèm với áo khoác dài mùa đông, có chức năng tương tự nhưng tới tận phần hông.

Tiếng ồn (Noise): Một số chất liệu vải may áo khoác thường phát ra tiếng sột soạt khi cử động cánh tay. Nylon thường phát ra âm thanh to hơn polyester. Vải mềm soft-shell ghi điểm cao về phần này vì nó cũng tạo ra âm thanh nhưng nhỏ hơn rất rất nhiều so với Vải cứng hard-shell bằng nylon hay polyester.

Vải mềm Soft-shell hay Vải WP/BR Vải mềm soft-shell là một lựa chọn phù hợp cho trang phục khoác ngoài trong các hoạt động yếm khí. Một số nhà thám hiểm thậm chí còn ưa chuộng loại này hơn những loại trang phục khoác ngoài truyền thống.

Có hai loại Vải mềm soft-shell:

Vải mềm soft-shell truyền thống: làm từ vải dệt, chống thấm nước, thoáng khí và có thể kéo giãn.

  • Ưu điểm: lựa chọn hoàn hảo trong các hoạt động yếm khí (dã ngoại, trượt tuyết, đi trên tuyết, chạy đường mòn trong rừng, leo núi) có độ co giãn linh hoạt và thoáng khí; có thể chịu được mưa rào nhẹ.
  • Nhược điểm: nếu trời mưa như trút nước thì áo mưa sẽ bị sũng nước và bạn sẽ bị ướt.

Vải mềm soft-shell có màng WP/BR: So với trang phục WP/BR thì loại này có khả năng co giãn hơn nhưng độ thoáng khí lại kém hơn (dù người ta thường so sánh với loại Vải cứng hard-shell WP/BR tiện tích hơn).

  • Ưu điểm: Phù hợp với nhiều hoạt động như đã nêu trên, đặc biệt là leo núi trong môi trường ẩm ướt.
  • Nhược điểm: khi trời trong xanh, nó sẽ không thoáng khí như loại Vải mềm soft-shell không có màng bao phủ.

Mẹo: Hầu hết người dùng Vải mềm soft-shell đều mang thêm loại Vải cứng hard-shell không riềm để mặc khi trời mưa to, gió lớn hoặc để giữ ấm cơ thể. Combo Vải cứng hard-shell/Vải mềm soft-shell sẽ làm tăng trọng lượng hành lý thêm vài gam nhưng nó sẽ là một lựa chọn hợp lý để bảo vệ bạn.

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN

Trường hợp: Độ thoáng khí là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Áo mưa 3 lớp loại lớp màng – đắt hơn, tất nhiên rồi, nhưng sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, rất đáng giá phải không? Bạn có thể tham khảo những hãng danh tiếng như eVent và Gore-Tex Pro Shell.
  • Vải mềm soft-shell (không có màng WP/BR) – có độ thoáng khí cao nhưng nếu trời mưa lớn thì bạn sẽ ao ước có một chiếc áo khoác WP/BR.

Chống nước tuyệt đối là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Bất kỳ loại áo mưa nào có 2 lớp, 2,5 lớp hay 3 lớp có tính năng chống nước tuyệt đối sẽ hữu ích với bạn. Tuy nhiên, mức độ hoạt động của bạn sẽ quyết định sự lựa chọn cuối cùng. Hãy nhớ rằng áo mưa loại 3 lớp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất nếu bạn là người ưa vận động. Một số loại áo khoác đi mưa được quảng cáo là có độ chống thấm tuyệt đối từ 40 đến 45 psi (đơn vị tính áp suất) nhưng thực tế, trời mưa to, gió lớn cũng chỉ tại ra áp suất khoảng 2 psi.

Ấm áp là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Đừng hi vọng rằng áo mưa có thể cách nhiệt và giữ cơ thể bạn ấm áp. Ngay cả loại Vải mềm soft-shell cũng chỉ cách nhiệt ở mức độ giới hạn. Thay vào đó, hãy tìm mua loại áo khoác ngoài.

Trọng lượng là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Áo mưa 2,5 lớp loại lớp màng hoặc màng phủ là lựa chọn hàng đầu vì chúng chỉ nhẹ khoảng gần 2,5 lạng.

Độ bền là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Với loại WP/BR, áo mưa ép 3 lớp là lựa chọn thích hợp nhất (vào đây để biết thêm thông tin về bảng ghi độ bền của sản phẩm Gore-Tex)
  • Tất cả các loại Vải mềm soft-shell – lớp vải bề mặt được dệt chắc chắn có khả năng chống mài mòn hiệu quả.

Độ linh hoạt/ tính cơ động là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Loại Vải mềm soft-shell – khả năng co giãn là một trong những tính chất quan trọng nhất; tất cả các loại được quảng cáo là ‘co giãn 4 chiều’ đều có độ co giãn tốt.
  • Một số loại Vải cứng hard-shell cũng có độ co giãn để tăng thêm độ linh hoạt.

Giá thành là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Áo mưa có màng phủ/ không thoáng khí sẽ giữ cơ thể bạn khô ráo mà giá cả lại phải chẳng; chỉ cần tránh vận động. Loại Vải mềm soft-shell, 2 lớp và 2,5 lớp loại WP/BR thường có giá thành vừa phải.

Tiện lợi và thoải mái là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Áo khoác 2 lớp tạo cho người mặc cảm giác thoải mái nhất vì tương đối rộng và giá cả hợp với túi tiền của mọi người.

Tính đa năng  là vấn đề bạn quan tâm nhất?

  • Nếu bạn muốn một chiếc áo khoác đi mưa đa năng, hãy chọn mua áo mưa WP/BR 3 lớp loại lớp màng được làm từ vải có độ dày cao, có khả năng chịu mài mòn.

Ethan Nguyen

Chia sẻ bài viết:
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store