WeTrek 2024
(0)
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeTrekology] Tại sao không có chỉ số nhiệt độ cho áo khoác
29/12/2018  -  9239 Lượt xem
Mác áo khoác thường có đầy rẫy những con số, tuy nhiên chúng chẳng giúp được gì nhiều cho bạn hay những khách hàng của chúng tôi cả, thậm chí còn làm bạn đau đầu thêm. Đó là lý do vi sao bộ phận dịch vụ khách hàng của WETREK.VN hỏi bạn những câu như: anh/chị chuẩn bị đi đâu, sẽ làm gì, liệu có lạnh hay không. Tất cả đều nhằm tìm ra một lựa chọn đúng đắn.

Phải nói rõ rằng: nếu ai đó khẳng định có một “khoảng nhiệt độ nhất định” (hay chỉ số nhiệt độ) để mặc một chiếc áo khoác thì chắc chắn họ chỉ muốn bịp bạn hoặc "làm màu" mà thôi.
 
tai-sao-khong-co-chi-so-nhiet-do-cho-ao-khoac-wetrek.vn

Sau đây là tổng quan ngắn gọn về các yếu tố gây khó khăn khi lựa chọn quần áo, và lý do tại sao chúng tôi thấy vấn đề quy định một khoảng nhiệt độ cho áo khoác ở trên rất ngớ ngẩn. Chúng tôi không khẳng định đây là một danh sách hoàn chỉnh, và chắc chắn bạn còn có thể nghĩ ra thêm nhiều đầu mục khác nữa:
  • Gió. Ta sẽ bắt đầu với yếu tố dễ thấy nhất. Ví dụ ngoài trời đang là 0-5 độ C, trời lặng gió, bạn đang chơi bóng đá, trên người là chiếc áo khoác lông cừu yêu thích và bạn thấy hoàn toàn thoải mái. Tốt! Tuy nhiên, sang hiệp hai, khi nhiệt độ vẫn là 0-5 độ C, nhưng gió với vận tốc chỉ 15 dặm/h đang thổi xuyên qua áo bạn. Nhiệt độ không đổi, áo khoác còn nguyên, nhưng bạn thấy lạnh muốn chết! Gió là yếu tố chính ảnh hưởng tới cảm giác thoải mái khi mặc đồ, chỉ mình nó thôi cũng đủ làm cho chuyện “chỉ số nhiệt độ” của các loại quần áo trở nên bỏ đi rồi.
  • Độ ẩm. Khi bàn đến các yếu tố môi trường ngoài nhiệt độ, ta nên đề cập cả độ ẩm nữa. Với thời tiết khoảng 8-15 độ C và không khí khô thoáng, bạn có thể chỉ cần một áo phông và áo khoác nhẹ là ổn. Nhưng nếu độ ẩm cao - thường thấy ở vùng ven biển vào mùa đông - thì từng đó áo bạn chỉ thấy lạnh thấu xương. Độ ẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm của lớp lót lông vũ bên trong áo. Hơi nước càng nhiều, lớp này giữ nhiệt càng kém, và càng kém hơn khi mồ hôi bay hơi từ cơ thể bạn.
  • Mức độ hoạt động. Nghe có vẻ rất hiển nhiên, nhưng nhiều người thường bỏ qua nó: Bạn sẽ LÀM GÌ khi bạn mặc áo khoác? Quần áo khi chạy thường mỏng hơn nhiều khi đi săn, mặc dù cả 2 hoạt động đều diễn ra trong môi trường tự nhiên, đơn giản vì một việc sinh nhiệt nhiều hơn việc còn lại. Cũng như việc nhảy tại chỗ hay chống đẩy làm bạn thấy ấm lên nhiều khi mùa đông, một hoạt động mà bạn luôn di chuyển sẽ cần ít đồ giữ ấm hơn.
  • Quần áo bạn mặc thêm. Tất nhiên, bạn chắc sẽ không mặc mỗi bộ bikini dây bên trong áo khoác rồi. Vậy bạn sẽ mặc gì bên trong? Bạn sẽ mặc lớp lót bằng lông cừu, hay chỉ một áo phông cotton thôi?  Bạn mặc thêm hai lớp bên trong nữa hay khoác ngoài một chiếc váy không tay? Bạn có đội mũ nữa không? Dù gì thì, bạn luôn luôn mặc thêm MỘT CÁI GÌ ĐÓ cùng với áo khoác, đúng không nào? Đọc bài viết Tìm hiểu cách mặc trang phục nhiều lớp để hiểu rõ hơn cách mặc trang phục khi đi dã ngoại
  • Thể hình. Nghiên cứu chỉ ra rằng người có ít mỡ trên cơ thể hơn sẽ dễ nhiễm lạnh hơn. Bạn có ít lớp “giữ nhiệt tự nhiên”, nên sẽ nhanh thấy lạnh hơn rồi. Chắc chắn bạn biết một số người cảm thấy trời lạnh hơn người khác, và có thể nó chẳng liên quan gì đến thể hình cả. Vậy nhà sản xuất làm sao giải quyết vấn đề này? LIệu các loại áo cỡ “nhỏ” có chỉ số nhiệt độ khác so với áo cỡ “lớn” cùng loại không, nếu kết luận dựa trên thể hình người mặc? Và bạn có nghĩ, liệu nhà sản xuất (hoặc người bán hàng) có thể đạt được kết luận đấy không?
Khi mà tất cả các yếu tố ở trên đã rắc rối theo cách của riêng chúng, hãy nghĩ đến cả việc chọn “chỉ số nhiệt độ” khi các yếu tố khác nhau cùng xuất hiện. Vào một ngày đầy gió và ẩm ướt, nhiệt độ xuống quá - 30 độ C khi bạn đang câu cá bên bờ sông, thì một cái áo đặc chủng cũng không thể giữ ấm nổi. Nhưng cái áo đấy có thể sẽ hơi ấm quá nếu mặc vào một ngày khô ráo, có nắng và lặng gió với mức nhiệt trên 5 độ C. Các yếu tố này quá đa dạng và có ảnh hưởng quá lớn để có thể đưa ra một chỉ số nhiệt độ nào chuẩn cho áo khoác.
 
Tất nhiên, chúng tôi không có ý “rào trước” cho việc ra mắt nhãn áo khoác với nội dung là: “Áo thích hợp cho nhiệt độ 10-15 độ C, phải mặc cùng áo lót lông cừu và mũ len, với điều kiện trời lặng gió, độ ẩm dưới 50%, chỉ số BMI của bạn nằm trong mức khỏe mạnh, và bạn nên liên tục di chuyển một chút”. Chúng tôi muốn nói rằng chuyện “chỉ số nhiệt độ” này thật kỳ cục…..vì nó thật sự kỳ cục.
 
Hẳn bạn đang nghĩ, “Chẳng phải túi ngủ có chỉ số nhiệt độ hay sao?” Đúng là như thế, nhưng có hai điểm khác biệt lớn ở đây. Thứ nhất, chỉ số nhiệt độ cho túi ngủ theo tiêu chuẩn châu Âu (EN ratings) quy định các yếu tố liên quan rất rõ ràng: người dùng túi ngủ phải mặc một lớp quần dài và đội mũ, nằm trên lớp túi ngủ dày ít nhất 5 cm. Đối với túi ngủ, một số vấn đề đau đầu mà chúng ta vừa bàn ở trên (ví dụ như loại hình hoạt động) không thể đem ra áp dụng được. Thứ 2, tiêu chuẩn này được đưa ra để thống nhất lại thị trường trong thời điểm túi ngủ được dán mác chỉ số nhiệt độ tùy ý theo nhà sản xuất, và tất nhiên mỗi công ty sẽ có một kiểu, khiến cho việc so sánh là bất khả thi.

Nói cho cùng thì, đưa ra một hệ thống đánh giá dựa trên tiêu chí nào đó thì còn dễ hơn là không dựa trên cái gì cả. Đối với áo khoác, bạn có thể cân nhắc dựa trên một vài tiêu chí. Nhiều khi, nhà sản xuất sẽ cho biết khối lượng vải trên đơn vị diện tích (250g/m2 sẽ nặng hơn 160g/m2). Áo khoác lông cừu nằm ở mức “200g/m2” và tất nhiên sẽ nặng hơn áo “100g”. Tuy nhiên mật độ vải (fill power) sẽ quyết định áo giữ được nhiệt ra sao, chứ không phải bao nhiêu vải được dùng. Chỉ một số nhà sản xuất có thông báo chi tiết về điều này.

Vậy, phải nói là không có điều gì để vừa ý khách hàng cả. Vẫn không chắc nên mua loại áo nào? HÃY HỎI CHÚNG TÔI. Chúng tôi có đội ngũ thực sự giỏi, với kiến thức đa dạng về các vấn đề khác nhau và có thể thảo luận trực tiếp với bạn về việc bạn nên mua loại áo nào thích hợp - và loại nào thì không.
Chia sẻ bài viết:
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store