Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeNews] Kinh nghiệm cắm trại khi đi rừng
Bởi: Vô danh
03/10/2016  -  6123 Lượt xem
Bạn đang chuẩn bị đồ cắm trại cho chuyến đi rừng, nào là túi ngủ, lều cắm trại, nhưng chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Hãy cùng wetrek tham khảo công tác chuẩn bị khi cùng nhóm bạn có dự định đi cắm trại nhé.
 

1/Dụng cụ khi cắm trại 
 
a. Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm: 
 
+ Lều vải, dây, cọc, dùi cui 
+ Thùng hay xô chứa nước 
+ Tô dĩa lớn 
+ Vá, muỗng lớn, đũa lớn 
+ Dao, rìu, rựa 
+ Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt) 
+ Túi cứu thương 
+ Địa bàn 
+ Đèn bão 
+ Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm 
+ Thực phẩm và gia vị 
+ Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước 
 
b. Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng. Đây là những vật dụng gợi ý: 
 
+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép... 
+ Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh... 
+ Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước... 
+ Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây... 
+ Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi... 
+ Mùng mền, võng cá nhân. 
 
Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên. Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép: 
 
- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại. 
- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua. 
- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự) 
- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó. 
 
Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo. 
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu. 
 
2/. Lên chương trình 
 
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, Phụ trách phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn. 
 
Người Phụ trách cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận. 
 
Chương trình sinh hoạt trại 
 
Trong chương trình sinh hoạt trại chúng ta có những hoạt động sau: 
1. Phân nhiệm 
2. Theo đúng chương trình 
3. Vệ sinh khu vực trại 
4. Kỷ luật (nghiêm phép) 
5. Bếp núc, ăn uống 
6. Lửa trại 
Động tác dựng lều 
 
Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, trại sinh phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều. 
 
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, các trại sinh phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng. Tiêu chuẩn đặt ra là thời gian dựng mỗi lều không được quá 5 phút. 
 
Với đội hình 8 người: 
 
1. Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo (cột thuyền). Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định. 
2. Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc hai đầu để căng nóc lều. Cọc đóng cách chân cột lều khoảng 1,6m (tương ứng với chiều cao cột lều). Kéo thật căng dây lèo và cột bằng nút quai chèo. 
3. Bốn trại sinh đang đứng ở bốn vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột vào bằng nút căng lều (tenteur) hoặc nút quai chèo hay một vòng hai khóa. Phải kéo góc 450 cho mái lều thật căng. 
4. Bốn trại sinh đang đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí, đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.
 
Lưu ý: 
 
- Các cọc phải đóng 45o nghiêng ra phía ngoài. 
- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều. 
- Hai cột lều 1,2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng. 
- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất. 
- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45o. 
 
Với đội hình hai người: Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác: 
 
1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1. 
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào. 
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B3 và kéo dây buộc vào. 
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2. 
5. Trại sinh Y đóng cọc A 2 và kéo dây buộc vào. 
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B2, B4 và kéo dây góc lều buộc vào. 
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều. 
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút. 
 
Tiêu chuẩn của một cái lều 
 
- Thao tác nhanh chóng 
- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn 
- Buộc đúng nút dây 
- Cân đối, đẹp mắt 
- Có rãnh thoát nước 
 
Các vật dụng cần thiết 
 
Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng. 
 
Dây: Thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon... tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích. 
 
Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà chúng ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre gỗ, sắt thép, tự chế... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu, là có một bộ cọc tốt, rẻ tiền. 
 
Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều, để không hở chân lều vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy quá thấp. Thường thì nên sử dụng gậy 1,60m cho lều tổ, đội. 
Gậy nên làm bằng tre tầm vông, vừa rẻ, vừa nhẹ và chắc... Ở thị trường có loại gậy xếp, gậy nối nhiều đoạn, rất gọn nhẹ. 
 
Dùi cui (vồ): Đây là một vật dụng mà các trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác, thì khó mà hoàn thành nhanh được... ÍT nhất mỗi đội phải có hai cái trở lên. 
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẽo cán cho vừa tay cầm. 
 
Căng mái lều 
 
Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn... trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây (Tendeur) hoặc dùng một cái tendeur bằng gỗ như sau: 
Dùng một miếng gỗ nhỏ, dùi hai lỗ vừa đường kính của dây lều, luồn dây vào (theo hình). Khi cần thì kéo miếng gỗ đến đâu là dây cố định đến đó. 
Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.

Nguồn : Wetrek.vn
Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT KHÁC CỦA
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
[WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ [WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ
Bởi: Ethan
31/03/2015 - 23.713 lượt xem
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store