Nhìu Cồ San là đỉnh núi cao thứ 8 của Việt Nam hấp dẫn nhiều người khao khát chinh phục. Tuy nhiên để lên được tới đỉnh ngọn núi này là điều không hề đơn giản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn từ A - Z tất tần tật những kiến thức và trang bị bạn cần có khi tham gia chinh phục ngọn núi này.
I. THÔNG TIN NHÌU CỒ SAN
Núi Nhìu Cồ San thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Đỉnh núi có độ cao 2965m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao thứ 8 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Cái tên Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc có nghĩa là sừng Trâu. Nhìu Cồ San có 2 đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong cong như chiếc sừng Trâu.Núi có 3 đỉnh và được đặt theo bản cùng tên dưới chân núi. Theo quy ước địa phương, đây là Nhìu Cồ San bố, còn Nhìu Cồ San mẹ là ngọn Lảo Thẩn (cao 2.860m) thuộc thôn Phìn Hồ, xã Y Tý.
Leo núi Nhìu Cồ San không chỉ là một cuộc phiêu lưu đầy thú vị mà còn là cơ hội để bạn kết nối với thiên nahiên và thách thức bản thân. Đừng ngần ngại bắt đầu hành trình của bạn để khám phá vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của ngọn núi này. Bạn sẽ được thử thách sức mạnh của bản thân trên từng chặng hành trình vượt qua những thách thức của Đỉnh núi nằm trong Top 15 đỉnh cao nhất Việt Nam.
- Vị trí: xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Độ cao: 2.965m
- Đặc điểm: Rừng nguyên sinh, dốc đá, thảo quả, suối lớn, thác nước, đường mòn, ruộng bậc thang
- Thời gian leo: 2 ngày 1 đêm
- Hoạt động nổi bật: Leo núi, Leo thác, Hội thảo, Chinh phục đỉnh, Săn mây, Ẩm thực đặc sắc,...
Địa hình ở đây có sự thay đổi rõ rệt từ chân núi lên đến đỉnh. Phía dưới là cây bụi, đồng cỏ và vách đá, lên cao một chút là rừng thảo quả, rừng nguyên sinh, thân gỗ cao lớn.. Trên đỉnh là các loại cây lá kim, rừng hỗn hợp thấp tầng.
Đường đến Nhìu Cồ San khó đi, nguy hiểm. Đường leo núi tuy không dài nhưng rất dốc và mất nhiều sức lực, thời gian chinh phụĐ.
Điểm checkin nổi tiếng, nơi cảnh đẹp hùng vĩ với thác nước cuồn cuộn đổ từ trên cao xuống chính là Thác Ong Chúa. Điểm đến mà bất kì ai cũng phải ghé qua trên cung đường chinh phục Nhìu Cồ San.
Nhìu Cồ San là nơi có khí hậu ôn đới quanh năm, thường xuyên bị mây phủ, sương mù giăng lối từ chân lên đến đỉnh. Dù là mùa hè hay mùa đông, nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn so với vùng núi khác.
Hơi ẩm mùa Đông dày đặc. Nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C là điều thường xuyên. Mưa tuyết có thể đến bất cứ lúc nào.
Đặc sản của Nhìu Cồ San là những khu rừng Thủy Tinh lộng lẫy. Sắc hoa dại ven đường, những loài hoa rực rỡ sắc màu được bọc trong băng đá như những bông hoa Thủy Tinh đầy phép thuật.
Những khu rừng bí ẩn thoắt ẩn thoắt hiện giữa biển mây càng khiến Nhìu Cồ San đốn gục những trái tim đam mê săn mây. Biển mây ở đây luôn chuyển động, mờ mờ ảo ảo, có lúc chảy tràn như thác suối.
Thời gian đẹp nhất để chinh phục Nhìu Cồ San là khoảng tháng 10 đến tháng 3. Bạn muốn săn mây, săn hoa, săn tuyết và ngắm những khu rừng thủy tinh đều được hết.
Đây là khoảng thời gian Nhìu Cồ San vào mùa Đông, không khí trong lành, cái lạnh tê tái khiến băng giá nhiều, sương vương trên cánh hoa, lùm cây, tán lá đều đóng băng. Trong những ngày lạnh nhất, bạn còn được ngắm tuyết rơi.Cuối Đông, đầu Xuân là lúc biển mây ở Nhìu Cồ San đẹp nhất.
Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian khá nguy hiểm để chinh phục. Mây mù nhiều khiến khó xác định phương hướng. Sương dày, quá mù ra mưa khiến mặt đất rừng trơn trượt. Cái lạnh thấu da thấu thịt dễ làm bạn mất sức hơn hoặc có thể bị sốc nhiệt.
Hãy đảm bảo hành trang của bạn đầy đủ quần áo ấm và có các Porter kinh nghiệm đi cùng để hướng dẫn và giúp đỡ đoàn.
II. LỊCH TRÌNH THAM KHẢO
NGÀY 1 - THIÊN NHIÊN VẪY GỌI
21h30 – Tập trung điểm xuất phát, lên xe giường nằm di chuyển đến Sapa.
NGÀY 2 - ĐI VÀO GIỮA THIÊN NHIÊN
04h00 – Đoàn di chuyển tới thị trấn Sa Pa đổi sang xe chung chuyển và đi tới Homestay tại bản Dền Sáng
05h30 – Đoàn tới Homstay nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân
6h30 – Dùng bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, gửi lại những đồ không cần thiết và chuẩn bị xuất phát.
07h30 – Xe ôm đón đoàn di chuyển tới điểm leo
08h00 – Đoàn bắt đầu xuất phát hành trình chinh phục Nhìu Cồ San
10h00 – Đoàn đi qua Thác Ong Chúa – một trong những điểm check in đẹp nhất chuyến đi. Đoàn nghỉ ngơi và khám phá vẻ đẹp Thác Ong Chúa
11h00 – "Nature Lunch" - Thưởng thức bữa trưa giữa rừng
16h00 – Tới điểm hạ trại vừa lúc hoàng hôn, nghỉ ngơi và thưởng thức tiệc BBQ nhẹ
18h00 - "Nature Party" - Thưởng thức bữa tối với ẩm thực dân tộc đặc sắc
20h00 - "Leading By Nature" - Chia sẻ, giao lưu, đốt lửa trại
NGÀY 3 - NHÌU CỒ SAN PEAK
04h00 – Thức dậy sớm dùng bữa sáng và chuẩn bị lên đường chinh phục đỉnh cao Nhìu Cồ San
05h00 – Đoàn bắt đầu chặng chinh phục cuối cùng để chạm đỉnh. Trong chặng này mọi người sẽ để lại đồ tại điểm hạ trại và đi người không lên đỉnh.
07h30 – Chinh phục thành công đỉnh Nhìu Cồ San
09h30 – Quý khách quay về điểm hạ trại và thu dọn đồ cá nhân, trở lại điểm xuất phát ban đầu.
14h30 – Mọi người đi xe ôm tới điểm đỗ ô tô trung chuyển về Sa Pa.
15h30 – Xe ô tô đưa đoàn trở về.
17h30 – Về tới Sa Pa, đi tắm lá thuốc của người Dao, ngâm mình trong bồn nước nóng, thư giãn sau hành trình dài ngày.
19h00 – Dùng bữa tối tại nhà hàng ở Sapa.
23h00 – Nghỉ đêm + về HN.
III. TRANG BỊ CẦN THIẾT KHI CHINH PHỤC NHÌU CỒ SAN
1. Chuẩn bị trước hành trình
Chuyến đi Nhìu Cồ San sẽ cần hơn 200% thể lực để chinh phục. Bởi vậy, hãy tập chạy bộ, các môn giúp tăng cường cơ tay, chân chắc khỏe để tăng sức bền, dẻo dai cho cơ thể.
Bạn cần giữ sức khỏe thật tốt. Ăn uống, sinh hoạt điều độ. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu khoáng, tăng cơ, tăng sức đề kháng để tránh bị sốc nhiệt, mất nước, mất sức khi leo núi.
2. Phương tiện di chuyển
Tốt nhất bạn nên mang theo xe máy. Nếu không trực tiếp lái xe lên Lào Cai thì bạn cũng nên gửi xe theo cùng. Địa hình từ Lào Cai đến Sàng Ma Sáo đường đèo núi treo leo, đá lởm chởm chỉ có những con xe chiến máy khỏe, bám đường tốt mới vượt qua được.
Trước khi mang xe đi hãy kiểm tra xe thật tốt. Lốp có độ bám cao, máy thay dầu, kiểm tra cẩn thận, phanh phải đảm. Nhất định xe phượt phải là xe số, tốt nhất là các loại xe phù hợp với địa hình leo đèo, vượt núi.
3. Chuẩn bị đoàn cùng đi
Porter là thành viên không thể thiếu trong đoàn của bạn. Họ sẽ là người mang đồ giúp đoàn, chỉ dẫn đường đi. Những người dân tộc sống trên núi chuyên đi rừng, am hiểu từng lùm cây, ngọn cỏ sẽ giúp bạn có hành trình an toàn và không bị lạc. Liên hệ porter trước để có người dẫn đường, đồ ăn thì nhờ porter chuẩn bị luôn…
Địa hình núi Nhìu Cồ San rất phức tạp, nhiều sương mù, rừng rậm khiến khó xác định phương hướng. Porter sẽ giải quyết vấn đề giúp bạn. Bạn có thể thuê họ theo ngày với giá 150 – 250 nghìn/ ngày. Như vậy cả hành trình cũng chỉ mất 500 nghìn.
Bạn nên đi theo nhóm từ ít nhất 5 – 7 người. Các thành viên phải có thể lực tốt. Kinh nghiệm leo, được trang bị đầy đủ cả về vật chất và tinh thần.
Leo núi Nhìu Cồ San sẽ cần sự đoàn kết và làm việc teamwork cực tốt. Người trưởng đoàn phải là người có kinh nghiệm tốt nhất, điều phối và liên kết các thành viên.
4. Trang bị cần mang theo
Hiện nay tại WETREK.VN có đủ tất cả các đồ dùng leo núi bạn cần có, hãy để lại thông tin hoặc gọi Hotline để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm bạn cần.
Trang phục: Nên lựa chọn quần áo mỏng, nhẹ và có nhiều lớp chắn gió
• Áo mưa mỏng: tránh sương, mưa ngấm vào quần áo, cơ thể
• Giày leo núi: Nên lựa chọn giày độ bám tốt, có rãnh thoát nước, chống nước càng tốt
•
Tất: Sử dụng tất len cao cổ, tốt nhất là các loại tất có lót đệm thể thao, tránh dùng tất giấy, tất hài
•
Găng tay, bao tay để bám vào vách đá, dây leo, rễ cây
•
Mũ: giữ ấm tai, chống sương, ẩm
• Miếng dán giữ nhiệt
Đồ leo núi
• GPS, thiết bị định vị
• Băng vệ sinh: dùng lót giày, đệm vai cho đỡ mỏi, hút ẩm
Thực phẩm
• Nước uống: nước lọc, nước chanh muối (giữ nước cho cơ thể)
• Đồ ăn
• Gel năng lượng
• Bạn có thể mang theo kẹo, ô mai để ngậm trên đường đi, nước bọt tiết ra tránh cho cơ thể bị hạ đường huyết, mất sức
Các trang bị thêm
• Kính râm
• Kem chống nắng
• Thuốc chống say nắng, hạ sốt
• Cao, salonpas để xoa cho người nóng lên
• Giấy tờ tùy thân và một ít tiền
Tham khảo bài viết
Chi Pham