Mặc dù
đèn đeo trán ngày càng phổ biến, những chiếc đèn pin cầm tay vẫn là một lựa chọn hay khi bạn thích đèn cầm tay hơn, vì những ưu điểm như:
- Có thể dùng nó bất cứ khi nào bạn muốn có nguồn sáng di dộng.
- Khi đòi hỏi sự khéo léo và chính xác trong việc điều khiển, kiểm soát ánh sáng
- Có thể đặt nó xuống để thực hiện công việc
- Dùng để ra dấu hiệu.
Những tiến bộ trong công nghệ LED (Điốt phát quang) và sự tăng cường hiệu quả của các loại pin đã tạo ra những chiếc đèn pin nhỏ, nhẹ và sáng hơn những năm trước đó.
Vậy đâu là chiếc đèn pin LED tốt nhất cho bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn thu hẹp lại được những sự lựa chọn cho mình.
TÌM HIỂU CÁC LỰA CHỌN CHO ĐÈN PIN
Các yếu tố then chốt để so sánh khi chọn đèn pin:
- Công suất tỏa sáng
- Loại pin và thời gian sử dụng
- Kích cỡ và trọng lượng
Những chiếc đèn pin có giá dao động từ khoảng 40,000 đến 400,000 đồng, nhưng chúng lại có thể tương tự nhau về kích cỡ. Sự khác biệt ở đây là gì? Độ sáng chính là yếu tố lớn nhất. Một chiếc đèn đắt tiền hơn sẽ có độ sáng lớn hơn, vì nó sử dụng bóng đèn, pin và công nghệ tiên tiến. Một quả pin có thể nạp lại được làm cho giá cao hơn, vì nó có các tính năng như có thể sử dụng trong môi trường có sự va chạm mạnh, chống thấm nước, sự tiêu hao nhiệt hiệu quả và nhiều chế độ sáng khác nhau.
Nếu bạn đích thân đi mua, hãy kiểm tra những điều bên dưới:
- Đèn bật và tắt như thế nào? Nó có thể vô tình bị bật lên khi để trong ba lô của bạn không? Hoặc, nếu bạn lên kế hoạch sử dụng nó trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn có thể dễ dàng bật hay tắt nó khi đeo găng tay không?
- Nó có phù hợp ( đủ sáng) cho nhu cầu của bạn không?
- Bạn cầm lên tay thấy thế nào?
- Có cần thêm thiết bị để thay pin không?
HIỆU SUẤT CỦA ĐÈN PIN
Được giới thiệu vào năm 2009, tiêu chuẩn ANSI FL1 cho đèn pin bảo đảm rằng các sản phẩm này được kiểm nghiệm và đánh giá theo cùng cách thức. Việc tuân theo những tiêu chuẩn này là tự nguyện và các nhà sản xuất tự làm công việc kiểm tra. Bây giờ, phần lớn các thương hiệu nổi tiếng đều bao gồm dữ liệu về hiệu suất trên bao bì.
Công suất chiếu sáng
Được đo bằng lumen (đơn vị đo quang thông). Đây là một phép đo về cường độ sáng của đèn pin, và đèn sẽ đạt độ sáng cao nhất khi được lắp pin mới. Phép đo này ngoài ra còn có thể cho thấy nhiều mức độ sáng khác nhau. Cường độ chùm sáng, khoảng cách và loại đèn, tất cả đều ảnh hưởng đến độ hiệu quả của một chiếc đèn trong những ứng dụng riêng biệt. Công suất chiếu sáng có thể dao động từ một mức khiêm tốn – 20 lumens (rất thích hợp cho việc đọc sách) tới 3500 lumens.
Khoảng cách của chùm sáng
Được đo bằng mét. Nó cho thấy ánh đèn sẽ sáng như thế nào khi mà độ sáng giảm bớt, trở nên tương đương với ánh sáng tự nhiên trong đêm trăng rằm. Sự chiếu sáng của trăng tròn vốn được coi là đủ an toàn cho việc đi lại ngoài trời. Và khoảng cách này sẽ dao động từ theo mức độ sáng được chọn.
Thời gian sử dụng
Được đo bằng giờ. Mất bao lâu để công suất chiếu sáng giảm xuống 10%, đòi hỏi phải thay pin mới? Công suất có thể giảm dần theo thời gian, hoặc giữ nguyên mức trong một thời gian rồi rồi sau đó giảm đột ngột. Thời gian sử dụng còn phụ thuộc chủ yếu vào những mức độ sáng khác nhau. Một biểu đồ về thời gian, nếu có sẵn, sẽ cung cấp sự minh họa rõ nhất về hiệu suất của đèn pin qua thời gian.
Chỉ số chống va đập
Được đo bằng mét. Những chiếc đèn được kiểm tra bằng cách thả rơi 6 lần xuống nền bê tông với một độ cao được ước lượng. Sự kiểm nghiệm này chủ yếu để đảm bảo đèn vẫn hoạt động được sau những cú rơi tình cờ. Việc kiểm tra độ bền của đèn không bao gồm hành động để đèn bị va đập vào bởi một đồ vật nặng, hay được dùng đèn đập vào các món đồ khác.
Chỉ số chống thấm nước
Khả năng này được đánh giá bằng cách sử dụng hệ thống IPX. Đặc tính không thấm nước rất quan trọng nếu bạn sử dụng đèn trong trời mưa, hay ở khu vực có nước. Có 3 mức được sử dụng:
IPX4 – chống thấm khi bị tạt nước ở tất cả các góc, sau khi đã kiểm tra chống va đập
Chỉ số chứng tỏ khả năng chống thấm khi bị ngập trong nước, sau khi đã kiểm tra va đập
IPX7 – chống thấm khi chìm trong nước tạm thời, tối đa là 30 phút ở độ sâu 1m.
IPX8 – chống thấm khi chìm trong nước, tối đa 4 tiếng ở độ sâu trên lý thuyết.
Các đặc tính và chức năng phụ
Một số hoặc tất cả những thuộc tính không được đánh giá theo ANSI này ngoài ra cũng sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn đèn pin của bạn.
Loại bóng đèn
Những tiến bộ trong công nghệ LED đã làm cho các loại bóng đèn khác gần như lỗi thời. Những loại như bóng krypton tuy vẫn tồn tại trong một vài mẫu đèn pin, nhưng chúng rất khó đánh bại nổi độ hiệu quả về năng lượng, thời gian hoạt động, độ bền khi gặp phải va chạm mạnh và các lựa chọn về độ sáng của 1 chiếc đèn pin LED.
Loại chùm sáng
Lớp kính phản xạ bên ngoài bóng đèn ảnh hưởng tới việc ánh sáng được phân tán như thế nào. Có 3 loại chùm sáng phổ biến:
- Chùm sáng cố định: Một loại chùm sáng đơn. Rất phù hợp cho những công việc phổ biến khi đi cắm trại hay khi đi bộ.
- Chùm sáng tập trung: Một loại chùm sáng đơn hội tụ thành một tia sáng để chiếu trên một khoảng cách dài. Nó phù hợp nhất cho việc tìm đường hay các hoạt động đòi hỏi độ nhanh nhạy khác.
- Chùm sáng có thể điều chỉnh: Độ rộng của chùm sáng dao động từ một khoảng lớn rồi tới tập trung lại, hoặc ở bất kỳ điểm nào ở giữa. Ví dụ, một người đi leo núi đang tìm đường sẽ sử dụng chùm sáng tập trung; còn khi nghiên cứu một tấm bản đồ, hãy dùng tới chùm sáng cố định.
Công suất có thể điều chỉnh
Những chiếc đèn với một nguồn sáng có thể điều chỉnh sẽ duy trì được một mức độ sáng đều đặn trong suốt vòng đời của pin. Tuy nhiên, gần cuối, công suất đèn giảm đột ngột và đáng kể. Còn những chiếc đèn với công suất không điều chỉnh được thì lúc đầu rất sáng, sau đó ngày càng mờ dần khi chúng tiêu hao năng lượng từ pin.
Loại pin
Loại pin và khả năng có sẵn cho việc thay thế thường là một yếu tố quan trọng khi chọn đèn pin.
- Pin dùng một lần: Những kích cỡ pin được dùng phổ biến nhất, AAA hay AA, luôn có sẵn. CR123A ngoài ra cũng là một sự lựa chọn thông dụng, nhưng nó đắt hơn và khó tìm hơn. Chúng có công suất cao hơn, với kích cỡ và trọng lượng nhỏ hơn, giúp bạn có thể mang một chiếc đèn pin sáng hơn với hành lý nhỏ và nhẹ hơn. Những chiếc đèn sử dụng pin D vẫn có sẵn nếu bạn muốn một dụng cụ cỡ chiếc dùi cui để an toàn, hoặc một chiếc đèn không bị lẫn trong túi.
- Pin sạc: Những quả pin lithium-ion gắn liền có thể được nạp lại qua sự kết nối USB từ một chiếc máy tính, cổng AC hay DC hoặc pin mặt trời. Giá pin cao được bù lại với chi phí dùng thấp, không cần pin có sẵn và giảm thiểu rác thải.
- Pin có thể làm mới: Những chiếc đèn với pin tích hợp, được cấp nguồn bằng cần quay tay hoặc bảng mạch năng lượng mặt trời sẽ rất lý tưởng cho các bộ công cụ cứu hộ.
Cảnh báo: Không sử dụng pin lithium hay pin lithium-ion với bất kỳ loại đèn pin nào, trừ khi được khuyên dùng bởi nhà sản xuất. Nếu ghép nó với những quả pin lithium một cách không phù hợp, rủi ro cao là bạn sẽ làm tổn hại đèn.
Các mẫu đèn
Một mẫu đèn là đủ cho việc sử dụng với các mục đích chung. Một số hãng đưa ra hai mẫu trở lên với mức độ sáng thấp, trung bình và cao. Bạn có lẽ sẽ hiếm khi sử dụng nhiều hơn một mẫu, nhưng nếu có, hãy chọn thêm loại có chùm sáng mạnh đi kèm bảo hành. Đèn càng sáng, thời gian sử dụng càng ngắn. Các hãng có thể đưa ra những tính năng đặc biệt, như ánh sáng nhấp nháy hay có tín hiệu SOS. Các mẫu có thể lập trình cũng là một sự lựa chọn. Đây là một đặc tính được kết hợp vào đèn pin, ngoài ra bạn còn có thể thiết lập một phần mềm và tải xuống chiếc đèn pin qua USB.
Hướng dẫn
Các nút bật/tắt và điều chỉnh độ sáng rất quan trọng với một số người sử dụng. Những nút đẩy và nút trượt thường được điều khiển bằng ngón tay trỏ. Các nút xoay tròn thì đòi hỏi hai ngón tay cùng thao tác. Một cái khóa an toàn dùng để ngăn đèn bị bật tình cờ, giúp tránh được việc bực tức khi bất ngờ hết pin và cả sự bất tiện.
Một số loại đèn có chức năng làm giảm những sự động chạm dẫn tới kích hoạt đèn, cho đến khi bạn ấn vào nút bật, nếu không đèn vẫn sẽ tắt. Đây là một đặc điểm rất được yêu thích.
Nguyên liệu và hình dạng
Phần lớn vỏ đèn pin được làm từ nhựa hoặc hợp kim nhôm. Một số hãng dùng thép chuốt sáng ở đầu đèn để gia tăng độ bền khi bị tác động mạnh. Không phải tất cả các hợp kim nhôm đều giống nhau – những loại mỏng hơn thì nhẹ hơn, loại dày hơn thì nặng hơn.
Dạng hình trụ là phổ biến nhất, nhưng một số loại đèn có xu hướng cuộn tròn lại khi được đặt trên một mặt phẳng, các loại khác thì không cuộn lại được. Ngoài ra, bề mặt của đèn có thể có những cục nổi tròn để giúp người dùng cầm chặt và giảm thiểu khả năng bị trượt tay.
Kích cỡ và trọng lượng
Đây là hai trong những yếu tố được quan tâm nhất. Một chiếc đèn to và nặng hơn không nhất thiết sẽ sáng hơn, nhưng có thể có thời gian sử dụng lâu hơn vì công suất pin lớn hơn.
Phụ kiện
Các phụ kiện có thể được đi kèm hoặc được bán riêng. Chúng bao gồm một dây buộc, một cái kẹp đi kèm dây lưng hay một bao đựng, cái lọc ánh sáng và máy khuếch tán để cung cấp những sự lựa chọn về độ sáng khác nhau.
THAM KHẢO CÁC MẪU ĐÈN PIN TẠI WETREK.VN
Ethan Nguyen