Điện cũng có thể trở thành vấn đề gây trở ngại lớn cho bạn khi đi du lịch nếu bạn không tìm hiểu trước về điện áp ở nơi bạn đến. Bài viết sẽ đi vào giải thích những kiến thức cơ bản và một số thuật ngữ về điện, có thể sẽ hữu ích cho chuyến đi của bạn:
H: Các thiết bị điện và điện tử sẽ hoạt động bình thường ở đất nước khác chứ?
T: Đúng, miễn là bạn có phích cắm điện phù hợp với ổ điện ở nước mà bạn đến, và thiết bị của bạn có cùng điện áp với nguồn điện ở nước đó. Nếu điện áp khác nhau, bạn sẽ cần một bộ chuyển đổi điện hoặc máy biến áp.
H: Làm thế nào để biết mình cần mang theo những gì?
T: Đầu tiên, hãy đọc thông tin về nguồn điện trên nhãn của thiết bị để xác định được mức điện áp có thể sử dụng. Sau đó, tìm xem điện áp ở nơi bạn sẽ đến là bao nhiêu. Nếu thiết bị của bạn và nguồn điện sử dụng cùng một điện áp, bạn chỉ cần mang theo một chiếc ổ cắm. Nếu khác nhau, bạn sẽ cần đến máy biến áp hoặc bộ chuyển đổi điện.
H:Tôi cần loại ổ cắm nối (adapter plug) nào?
T: Có rất nhiều hình dạng ổ cắm nối khác nhau, tìm hiểu thông tin về ổ cắm nơi nước bạn đến và lựa chọn loại ổ cắm nối phù hợp với thiết bị của bạn.
H: Khi nào thì tôi cần đến bộ chuyển đổi điện (voltage converter) hay máy biến áp (transformer)?
A: Bạn sẽ cần đến máy biến áp hay bộ chuyển đổi điện áp khi nguồn điện nơi bạn đến không có cùng điện áp với thiết bị của bạn. Đối với các thiết bị sử dụng điện áp đơn, bạn sẽ cần đến bộ chuyển đổi điện đối với các thiết bị điện và máy biến áp đối với những thiết bị điện tử. Bạn sẽ không cần đến những loại máy này nếu thiết bị của bạn sử dụng điện áp kép hay đa điện áp.
Ổ cắm nối (adapter plug): Giúp thay đổi chân cắm cho phù hợp với ổ cắm có sẵn ở nơi bạn đến. Ổ cắm nối không làm biến đổi dòng điện. Những ổ cắm nối này có thể được sử dụng với bộ chuyển đổi điện, máy biến áp và các thiết bị sử dụng điện áp kép hoặc đa điện áp và được dán nhãn theo loại phích cắm và quốc gia sử dụng. Các ổ cắm này thường là không nối đất.
Ổ cắm nối hiện có cả loại ổ cắm nối đơn và ổ cắm nối đa năng, vừa có chức năng của ổ cắm nối thông thường, vừa có đầu cắm USB cho các thiết bị điện tử.
Mẹo: Bạn rất dễ vô tình để lại ổ cắm nối khi rút thiết bị ra khỏi ổ điện. Hãy cân nhắc việc sử dụng ổ cắm nối riêng cho từng thiết bị và gắn ổ cắm này với phích cắm của bạn luôn.
Bộ chuyển đổi dòng điện AC(AC adapter): Đây là một chiếc hộp màu đen biến đổi dòng điện xoay chiều AC từ ổ cắm thành dòng điện một chiều DC cho các thiết bị. Bộ chuyển đổi này thường đi kèm với thiết bị của bạn (như: laptop, sạc pin điện thoại). Đừng rời khỏi nhà mà không mang nó theo. Đối với một số thiết bị, cáp USB được dùng để nối bộ chuyển đổi AC với thiết bị nhưng bạn vẫn cần bộ chuyển đổi AC để điều chỉnh nguồn điện.
AC: Viết tắt của “alternating current”, dòng điện xoay chiều, loại nguồn điện phổ biến nhất. Điện được tạo ra bởi một công ty điện lực và truyền qua đường dây điện đến ổ điện.
DC: Viết tắt của “direct curent”, là dòng điện một chiều, dùng cho các thiết bị điện. Thông tin nguồn điện đầu ra trên nhãn thiết bị sẽ cho bạn biết thiết bị đó có thể sử dụng với dòng điện nào. Ví dụ: OUTPUT DC 1.2V 2.3A
Trong trường hợp bộ chuyển đổi AC bị mất, một bộ chuyển đổi AC mới phải khớp với thông tin mà nhà sản xuất yêu cầu cho thiết bị của bạn.
Các thiết bị điện (Electrical devices): Những thiết bị này sử dụng yếu tố làm nóng động cơ hoặc động cơ cơ học. Ví dụ: máy sấy tóc, bàn là du lịch, ấm đun nước, dao cạo râu hay bàn chải đánh răng. Nếu điện áp của thiết bị không tương thích với nguồn điện nơi bạn đến, bạn sẽ phải dùng một bộ chuyển đổi về đúng công suất trong khoảng thời gian ngắn (dưới 2 tiếng).
Các thiết bị điện tử (Electronic devices): Những thiết bị này vận hành với động cơ điện tử, mạch và những con chíp. Ví dụ: điện thoại di động, máy tính, radio và cục sạc. Nếu điện áp của thiết bị không tương thích với nguồn điện của nơi bạn đến, bạn CHỈ NÊN sử dụng chúng với một một bộ chuyển đổi về đúng công suất trong khoảng thời gian ngắn (dưới 3 tiếng).
Tần số (Frequency): Cũng có thể gọi là “vòng quay”, có nghĩa là tốc độ mà dòng điện thay đổi (đơn vị đo là Hz = số vòng/giây). Ở Mỹ và Canada, nguồn điện AC là 60Hz. Ở nhiều nước khác là 50Hz. Đây không phải là vấn đề đối với hầu hết các thiết bị nhưng với một số đồ chạy bấm giờ điện tử (như đồng hồ) thì tần số sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác. Máy chuyển đổi hay biến đổi điện năng không điều chỉnh tần số. Nhiều thiết bị cầm tay hiện đại được thiết kế để phù hợp với nhiều tần số, nhãn trên thiết bị sẽ ghi tần số 50-60Hz.
Nối đất (Grounded): Nối đất giúp tản dòng điện sự cố xuống đất và giữ mức điện thế thấp trên các phần tử thiết bị điện đã được nối đất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra các sự cố về điện. Một phích cắm nối đất sẽ có 3 chân, trong khi đó phích cắm không nối đất sẽ có 2 chân cắm. Hầu hết các thiết bị cầm tay sử dụng phích cắm không nối đất. Bạn có thể sử dụng phích cắm không tiếp đất cho ổ cắm tiếp đất, tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng trên thiết bị của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.
Máy biến áp (Transformer): Một thiết bị sử dụng cho dụng cụ điện tử điện áp đơn, được thiết kế để giảm điện áp hay tăng điện áp. Ví dụ giảm từ 230V xuống 115V hoặc tăng từ 110V lên 125V. Nếu thiết bị của bạn sử dụng điện áp 110V hoặc 125V thì ở những nước có nguòn điện 230V, bạn sẽ cần một máy giảm điện áp nếu không thiết bị của bạn sẽ bị chập mạch. Công suất của máy biến áp phải luôn lớn hơn công suất của thiết bị được đấu nối. Máy biến áp thường to, nặng và đắt hơn bộ chuyển đổi điện.
Chú ý: Người đi du lịch thường không cần đến máy biến áp nhờ bộ chuyển đổi điện AC của hầu hết các thiết bị điện tử là điện áp kép hoặc đa điện áp. Kiểm tra thông tin nguồn điện trên nhãn thiết bị để xác nhận lại điều này.
Điện áp (Voltage): Hay cụ thể là điện áp nguồn ở quốc gia mà bạn đến hoặc nguồn điện trên thiết bị của bạn. Thông tin về điện áp có thể được dán nhãn trực tiếp lên mặt sau của thiết bị, trên bộ chuyển đổi điện AC hoặc đúc trên phích cắm. Những thông tin này thường được in rất nhỏ.
Đầu vào của những thiết bị điện hay điện tử có thể là điện áp đơn, điện áp kép hay đa điện áp. Những thiết bị được sản xuất cho mục đích sử dụng trong nội địa (không dùng ở nước ngoài) thường là điện áp đơn (Ví dụ: những thiết bị trong bếp).
Một thiết bị với đầu vào là điện áp đơn sẽ cần bộ chuyển đổi điện năng, thường được sử dụng ở địa phương với một nguồn điện áp không tương ứng, như một chiếc phích cắm.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn sử dụng một thiết bị điện áp kép ở một nước khác và nó có bộ điều khiển bằng tay để thay đổi điện áp đầu vào, hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã sử dụng nó hoặc bạn có thể làm hỏng thiết bị của mình. Hãy nhớ điều chỉnh lại như cũ khi bạn quay trở về nhà.
Bộ chuyển đổi điện (Voltage converter): là chiếc hộp đen nhỏ nằm giữa ổ điện và thiết bị. Bộ chuyển đổi điện chỉ được sử dụng với các thiết bị điện và không nên sử dụng với các thiết bị điện tử. Bạn chỉ cần một bộ chuyển đổi điện nếu thiết bị điện sử dụng điện áp đơn (ví dụ: 120V) và khác vớii điện áp được cung cấp trong quốc gia mà bạn đến. Nếu như vậy, bạn chỉ cần biết được những yêu câu về công suất của thiết bị và sử dụng bộ chuyển đổi điện cho phù hợp. Máy chuyển đổi điện áp có thể có công suất thấp hoặc là dạng công suất kép (thấp và cao). Một chiếc sạc pin yêu cầu công suất thấp, trong khi một chiếc máy sấy tóc thì lại yêu cầu công suất cao.
Lưu ý: Một vài bộ chuyển đổi điện cũng đóng vai trò như một máy biến áp cho thiết bị điện được đánh giá là nhỏ hơn 50W
Phương Dung