Cho dù bạn chưa từng leo trên một vách đá thẳng đứng, bạn chắc hẳn đã nghe ai đó nói về độ khó “5 chấm mấy” khi mô tả 1 tuyến đường họ từng chinh phục. Cái họ đang nói đến chính là độ khó của các chặng leo núi, được đánh giá bằng Hệ thống đánh giá theo hệ thập phân Yosemite (Yosemite Decimal System - YDS). Mặc dù vốn dành cho hoạt động leo núi ngoài trời, nhưng hệ thống này cũng được dùng để đánh giá cấp độ khó đối với leo núi trong nhà.
Có nhiều sự khác biệt giữa hệ thống đo lường theo hệ mét giữa Mỹ và các quốc gia khác như: Đức, Anh, Pháp và Úc. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào hệ thống đánh giá của Mỹ, đồng thời giải thích về thang đo V, hai thang độ khó leo núi phổ biến tại Việt Nam.
Ban đầu, hệ thống YDS dùng để mô tả độ khó của các tuyến đường đi dã ngoại. Sau đó nó còn được dùng để đánh giá độ khó leo núi đá, với các mức nhỏ hơn từ 5.0 đến 5.15.
Phân loại độ khó của các chặng leo | |
Cấp 1 | Đi bộ trên bề mặt đá bằng phẳng, cố định, dễ di chuyển |
Cấp 2 | Đi bộ trên bề mặt dốc gồ ghề, có thể phải dùng tay để di chuyển |
Cấp 3 | Leo trên sườn đồi dốc, địa hình ít lồi lõm, thường phải dùng tay khi leo. Nên mang theo dây thừng và có thể bị ngã ở tầm thấp. |
Cấp 4 | Địa hình dốc, lồi lõm và hầu như phải dùng dây để tránh bị ngã từ trên cao. |
Cấp 5 | Leo núi với dây thừng có neo móc cùng với thiết bị bảo hộ. Không dành cho những người thiếu kinh nghiệm. Bất kỳ cú ngã nào ở cung đường cấp độ này đều nguy hiểm đến tính mạng. |
Các mức độ khó khi leo núi đá | ||
5.1 - 5.4 | Dễ | Các mấu có phần đặt chân và bám tay lớn. Phù hợp với người mới bắt đầu. |
5.5 - 5.8 | Trung bình | Có những chỗ bám và phần đặt chân nhỏ. Địa hình góc nghiêng hoặc thẳng đứng. Dành cho những người mới bắt đầu nhưng đã có những kĩ năng về leo núi đá. |
5.9 - 5.10 | Khó vừa | Địa hình chuyên biệt, dốc thẳng đứng và có thể có phần nhô ra. Những vách núi khó đòi hỏi kĩ thuật leo núi riêng biệt mà hầu hết những người leo núi hàng tuần có thể đạt được. |
5.11 - 5.12 | Khó | Địa hình chuyên biệt, mặt dốc đứng và có thể có mỏm nhô ra với phần bám nhỏ. Những người leo núi nhạy bén có thể đạt đến cấp độ này nếu luyện tập nhiều. |
5.13 - 5.15 | Rất khó | Cực kỳ khó leo với địa hình chuyên biệt thẳng đứng, các mỏm nhô ra có phần bám rất nhỏ. Những cung đường này thường dành cho người leo núi chuyên nghiệp, luyện tập thường xuyên và có tố chất tốt. |
6.0 | Không thể tự leo | Không có chỗ bám hay phần đặt chân, toàn bộ cung leo đều cần các thiết bị bảo hộ. Một hệ thống đánh giá từ A1 đến A5 đã được thiết kế dành riêng cho mức độ này. |
Ban đầu, hệ thống thập phân dùng trong hệ YDS đánh giá độ khó leo núi có mức cao nhất là 5.9. Tuy nhiên, khi kỹ thuật cũng như các trang bị ngày càng phát triển, độ khó cũng cần được nâng cao theo. Vì 6.0 là mức dành cho leo núi với thiết bị hỗ trợ, nên mức độ 5.10 và cao hơn đã được thêm vào.
Để phân chia một cách cụ thể hơn nữa, các kí tự (a, b, c hay d) được sử dụng kết hợp với độ khó từ 5.10 trở lên. Ví dụ, một cung leo được đánh giá là 5.10a sẽ dễ hơn cung 5.10d. Một số sách hướng dẫn khác lại sử dụng dấu (+) hoặc (-) thay vì kí tự.
Phần khó nhất của cung leo là cơ sở để đánh giá. Một số sách hướng dẫn đã đưa ra gợi ý thể hiện độ khó bằng việc thêm dấu “+” hoặc “-”:
Mặc dù hệ thống số được tiêu chuẩn hóa, độ khó của một chặng leo vẫn có thể bị ảnh hưởng do các yếu tố sau:
Một khi bạn biết kỹ thuật leo núi khó như thế nào thì bạn sẽ tự hỏi liệu nó sẽ ngốn mất bao nhiêu thời gian của bạn. Có một bảng giúp bạn ước lượng khoảng thời gian mà một người leo núi kinh nghiệm cần để leo lên tới đỉnh:
Một số điều bạn nên biết khác:
Cũng giống như leo núi thông thường, leo khối đá đã phát triển hệ thống đánh giá phức tạp hơn. Nhưng hệ thống phân chia được sử dụng rộng rãi là Thang đo V, được đặt theo tên của John “Vermin” Sherman, người đã đưa ra hệ thống này sau khi nghiên cứu khu vực leo núi đá huyền thoại Hueco Tanks tại Texas cùng với bạn bè. Tuy nhiên nếu bạn leo khối đá ở châu Âu, bạn sẽ thấy bảng đánh giá ở thang đo Font. Hệ thống này bắt nguồn từ Fontainebleau, khu vực leo khối đá nổi tiếng của Pháp.
Thang đo V có mức dễ nhất là V0 đến mức khó nhất là V16. Nó cũng có một mức VB dành cho người mới tập lần đầu. Bởi vì đây là thang đo mở, các cấp độ cao hơn 16 có thể được thêm vào sau đó. Đôi khi bạn sẽ thêm dấu “+” hoặc “-” sau một giá trị để nhấn mạnh sự khác biệt về độ khó trong cùng một mức đánh giá.
So sánh bảng đánh giá leo núi đá và leo khối đá
Dưới đây là bảng đánh giá sử dụng trong các cuộc thi leo núi ở Mỹ (có thêm cấp độ cho người mới bắt đầu):
Thang đo V | Thang đo cấp 5 |
VB | 5.1-5.8 |
V0 | 5.9 |
V1 | 5.10+ |
V2 | 5.11- |
V3 | 5.11+ |
V4 | 5.12- |
V5 | 5.12 |
V6 | 5.12+ |
V7 | 5.13- |
V8 | 5.13 |
V9 | 5.13+ |
V10 | 5.14- |
Mặc dù leo núi đá và leo khối đá đều đòi hỏi những kỹ năng thể chất tương tự nhau, nhưng cần thận trọng khi so sánh thang đo V với hệ thống YDS. Thường những người leo núi và leo khối đá chuyên nghiệp vẫn bắt đầu ở mức độ thấp hơn chỉ số bảng đánh giá đưa ra.
Sử dụng thang đo V tương tự như thang YDS: Phải hiểu rằng nó hoàn toàn có thể thay đổi và phụ thuộc vào cá nhân bạn, hãy chỉ tham khảo để chọn mức độ phù hợp, mặc dù nó không hoàn toàn khó như bạn nghĩ.
DUKI Hoàng