Mũ bảo hiểm leo núi được thiết kế nhằm bảo vệ phần đầu của người leo núi trong một số trường hợp như:
Tất cả mũ bảo hiểm đều đạt chuẩn công nghiệp với tiêu chuẩn bảo vệ phần trên đầu cao hơn tiêu chuẩn bảo vệ phần quanh đầu. Tuy nhiên để có được một chiếc mũ bảo hộ vừa an toàn vừa phù hợp, bạn cần cân nhắc 3 yếu tố sau:
Mũ bảo hiểm leo núi được chia làm 2 loại chính. Người làm mũ có nhiều cách gọi cho mỗi loại, vậy nên thay vì chú trọng vào tên gọi, hãy phân loại mũ dựa trên thông tin chi tiết về thiết kế như độ cứng vỏ mũ, độ dày lớp độn và số lỗ thông khí.
Mũ bảo hiểm có vỏ cứng Loại vỏ bền truyền thống có lớp vỏ ngoài rất cứng, điển hình như bằng nhựa ABS, kết hợp với hệ thống quai cài và lớp lót mỏng. Loại mũ như này có 2 ưu điểm lớn:
|
Mũ bảo hiểm có lớp lót mềm Loại mũ siêu nhẹ này có đặc điểm có lót dày với tính năng hấp phụ lực nhờ lớp polystyrene hoặc polypropylene, được bảo vệ với cấu trúc vỏ mỏng làm từ polycarbonate bên ngoài. Lực tác động vào sẽ bị phân tán nhờ lớp đệm co giãn. Loại mũ này có 2 ưu điểm lớn:
|
Leo núi địa hình và leo núi truyền thống đa điểm: Khi đã mang theo lỉnh kỉnh trang bị và sẽ phải đội mũ bảo hiểm suốt dọc đường dài, một chiếc mũ nhẹ nhàng thoải mái sẽ tốt hơn, vì vậy hãy chọn mũ bảo hiểm có lớp lót mềm. Đồng thời hãy chọn mũ bảo hiểm sáng màu khi leo núi địa hình. Các hiện tượng thời tiết xấu luôn có khả năng xảy ra, đội mũ sáng màu là cách tốt để người đồng hành nhận biết vị trí của bạn.
Leo núi băng: Vì bạn sẽ khổ sở với nhiều lần trượt ngã nên hãy chọn loại mũ vỏ cứng có ít lỗ thông khí. Bạn không cần thông khí nhiều ở vùng lạnh trừ khi bạn muốn mưa lạnh rơi thấm vào đầu mình.
Leo núi thể thao vùng thời tiết ấm: Hãy chọn mũ có lớp lót mềm với nhiều lỗ thoáng khí.
Leo núi thể thao vùng thời tiết lạnh: Vì bạn có thể cởi mũ khi đợi đến lượt leo hoặc đỡ nên bạn có thể lựa chọn một chiếc mũ cứng để đảm bảo an toàn.
Làm người đỡ: Bạn cần bảo vệ mình khỏi đá hoặc các trang bị vô tình rơi xuống. Hãy luôn đội mũ khi làm người đỡ bên dưới. Và không có loại mũ nào chuyên dụng khi đỡ cả, hãy cứ đội loại bạn muốn.
Leo núi trong nhà: Các quy tắc tập luyện và huấn luyện viên sẽ quyết định. Bạn không phải lo có đá rơi xuống đầu nên hãy chọn loại mũ có lớp lót mềm nhẹ.
Khác: Vì hầu hết các loại mũ đều có móc kẹp đèn đeo trán nên bạn không cần phải bận tâm nhiều, trừ phi bạn muốn xuất phát thật sớm trước bình minh hoặc tiếp tục leo trong đêm.
Dù bạn bè hay người xung quanh có khuyên bạn nên mua loại này loại kia thì hãy nhớ ít nhất nó phải vừa với đầu bạn, nếu không hãy chọn mũ khác. Cách tốt nhất để biết mũ có vừa với mình không là thử trực tiếp mũ.
Kiểm tra độ vừa vặn: Bắt đầu bằng cách đội mũ vuông vắn trên đầu, vành trước thẳng hàng với trán. Sau khi điều chỉnh mũ cho vừa, trước khi cài quai an toàn, hãy lắc đầu và ngả đầu về sau. Nếu mũ vẫn vừa vặn, không xô lệch tức là mũ vừa.
Kiểm tra và điều chỉnh quai an toàn: Sau khi cài quai, hãy đảm bảo không có khoảng trống giữa quai và cằm, và dây quai và hai bên tạo thành chữ “Y” quanh tai.
Kiểm tra khả năng điều chỉnh: Thử điều chỉnh dây để kiểm tra tính tiện lợi. Độ tiện điều chỉnh rất quan trọng khi đi vùng thời tiết lạnh bởi bạn phải luôn điều chỉnh mũ cho vừa vặn.
Hãy thay mũ khi có dấu hiệu mòn, vỡ - kể cả ở phần quai an toàn. Ngay cả khi nhìn bên ngoài không có vấn đề gì, bạn cũng nên thay mũ sau khi gặp tai nạn. Hãy tự nhắc nhở mình rằng, bạn có thể đã bị thương nặng hơn nếu không có mũ đủ tốt.
Hãy kiểm tra những bước sau trước mỗi chuyến đi:
Nếu có bất kì câu trả lời “không” nào, hãy mua một chiếc mũ mới. Thêm vào đó, bạn nên cất mũ bảo hiểm trong ba lô để tránh mũ bị va đập và có nguy cơ nứt vỡ.
Dù cho bạn chưa từng gặp tai nạn, hãy thay mũ sau 10 năm sử dụng. Tia UV từ ánh nắng mặt trời sẽ làm mũ xuống cấp nên nếu bạn hay đi leo núi, thậm chí hãy thay mũ mỗi 5 năm một lần.
DUKI Hoàng