Một chiếc xe đạp phù hợp với chiều cao, độ dẻo dai và cách đi của riêng bạn chắc chắn sẽ làm bạn ưng ý. Nếu xe không vừa với bạn, hiệu quả của việc đạp xe có thể bị giảm, làm bạn đau nhức cơ cũng như gây ra những cảm giác không thoải mái khiến bạn không tập luyện được như mong muốn.
Dù đã có một vài gợi ý cơ bản, quá trình chọn kích cỡ xe có thể trở nên rất phức tạp nếu bạn là dân chuyên nghiệp và chú ý đến những đặc điểm chi tiết. Bài viết sau sẽ chỉ tập trung vào những lưu ý cơ bản.
Xe nên phù hợp với cách bạn đi xe. Bạn có thể muốn bắt chước vận động viên chuyên nghiệp với tư thế người uyển chuyển, nhưng quan trọng là xe phải phù hợp với khả năng hiện tại của bạn. Khi đã nâng cao được sức khỏe, độ dẻo dai và sức bền, bạn có thể điều chỉnh lại sau.
Tinh chỉnh để phù hợp: Đầu tiên, xác định kích thước tổng thể của khung xe. Nếu khung xe của bạn không phù hợp ngay từ đầu, bạn sẽ gặp khó khăn khi điều chỉnh để nó phù hợp với mình, dù có làm cách nào đi nữa. Một số bộ phận có sẵn của xe có thể điều chỉnh dễ dàng (độ cao, góc của yên xe,..) và số khác thì cần đổi các bộ phận (VD: thay cổ phốt để thay đổi vị trí ghi đông, khiến người ngồi trên xe thoải mái hơn).
Một lưu ý quan trọng khác: Khi bạn tiến lên trình độ đạp xe chuyên nghiệp, bạn sẽ biết tới loại bàn đạp chốt khóa (clipless pedal), được sử dụng kèm với can (cleat) và giày chuyên dụng cho loại bàn đạp này. Bàn đạp có cơ chế chốt lẫy lò xo, kết hợp với can được gắn vào đế giày sẽ giúp bạn gắn chặt giày vào bàn đạp, từ đó tăng hiệu suất khi đạp xe. Tuy nhiên, can giày có độ dày nhất định, vì thế bạn sẽ phải căn chỉnh vị trí can được gắn trên giày sao cho phù hợp với tư thế đạp xe của bạn nhất. Can gắn lệch về mũi giày sẽ gây đau đầu gối và gót chân, cũng như gây ra các vết phồng rộp ở ngón chân. Can bị lùi quá về gót giày sẽ làm giảm hiệu suất truyền lực của chân xuống bàn đạp. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc các tài liệu hướng dẫn để nắm rõ được cách sử dụng loại bàn đạp này.
Các loại xe đạp khác nhau được định cỡ khác nhau, và có các cách điều chỉnh khác nhau:
Xe đi đường bằng có cả kích cỡ bằng chữ và bằng số. Cùng một cỡ, nhưng các nhãn hiệu khác nhau sẽ có kích thước xe khác nhau, và cũng không hề dựa trên một cách đo lường chung nào cả..
Xe đạp leo núi được xác định cỡ theo kiểu thông thường (S, M, L) và nói chung là tương tự giữa các nhãn hiệu.
Xe đạp đa năng là sự kết hợp của cả hai loại trên, với khả năng điều chỉnh cao hơn các loại xe đường bằng cao cấp, nhưng không thể linh hoạt bằng xe đạp leo núi.
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn có thể kẹp xe giữa hai chân một cách vững vàng với cả hai bàn chân đặt phẳng trên nền đất. Lúc đánh giá chiều cao gióng ngang, nhớ đi cả giày vào, vì giày cũng làm bạn cao lên chút ít.
Xe đạp đường bằng: Nếu xe có gióng ngang kiểu truyền thống - song song với nền đất, bạn nên để khoảng 2.5 cm khoảng cách giữa gióng ngang và háng khi bạn kẹp xe giữa hai chân và đứng thẳng trên mặt đất.
Nếu gióng ngang của xe là kiểu dốc xuống (thiết kế bán gọn hoặc gọn), hãy chắc chắn khoảng cách vào tầm 5 cm hoặc hơn. Xe cho cả nam và nữ giới đều có thể có khung xe gọn nhẹ.
Xe đạp leo núi: Khi kẹp xe giữa hai chân và đứng thẳng trên mặt đất, hãy chắc chắn khoảng cách giữa gióng ngang và háng ít nhất là 5 cm. Nếu xe của bạn là xe đạp hai phuộc, khoảng trống này có thể nhỏ hơn vì phuộc xe sẽ nén lại dưới trọng lượng của bạn khi bạn ngồi lên xe. Thêm vào đó, khoảng cách đó bị tác động đáng kể bởi độ nghiêng của gióng xe về phía bánh sau. Ví dụ, nếu độ nghiêng lớn, khoảng cách sẽ rộng dù khung xe có kích cỡ nào đi chăng nữa. Vì lí do này, bạn không thể chỉ dựa vào mỗi chiều cao của khung xe để xem có vừa hay không.
Xe đạp đa năng: Nếu xe đạp đa năng của bạn là để đi trong thành phố, hãy áp dụng hướng dẫn dành cho xe đường bằng. Nếu xe là xe mini thông thường hoặc xe thuộc kiểu khung thấp (step-through), bạn không cần quan tâm đến chiều cao của gióng xe. Hầu hết xe dạng này có gióng xe dốc sâu, giúp bạn dễ dàng bước qua và đặt chân vững vàng lên mặt đất khi đã yên vị trên xe.
Chiều cao khung xe: Mẹo khi mua online
Hầu hết các website của các nhãn hiệu xe đạp đều có bảng kích cỡ cho xe. Hãy xem xét các số liệu đó và tự so sánh với số đo độ dài trong (inseam - tính từ háng tới mặt đất) của bạn. Khoảng cách từ háng đến gót chân bạn ít nhất phải dài hơn chiều cao khung xe ở mức an toàn (ít nhất 2.5 cm.)
Cách lấy số đo độ dài trong Hãy lấy một cuốn sách bìa cứng hoặc một quyển sổ tay, thước dây và bút chì. Sau đó:
Để xe vừa vặn nhất với bạn, chỉ đơn giản là biết chiều cao gióng ngang thôi là chưa đủ. Một dữ liệu hiệu quả nữa là chiều dài hiệu dụng của gióng ngang (effective top tube length- ETT).
Chiều dài hiệu dụng của gióng ngang là khoảng cách từ cổ xe tới cốt yên theo phương ngang, bất kể gióng ngang thẳng hay dốc xuống. Nếu xe bạn có chiều dài hiệu dụng chuẩn, bạn có thể điều chỉnh tư thế nửa thân trên của bạn đúng và chi tiết nhất có thể.
Kiểm tra tư thế thân trên
Hãy nhờ người bán hàng hoặc một chuyên gia về xe đạp thẩm định tư thế của bạn trên chiếc xe bạn đã chọn.
Tư thế đúng: phải là tư thế để tay bạn gập lại vừa phải, giúp hấp thụ xung động, nhưng không khiến bạn phải với ra quá xa để bóp phanh. Nếu bạn cảm thấy như mình có thể thoải mái chơi piano trên tay lái, tư thế của tay bạn đã đúng. Đối với xe đường bằng, thân trên sẽ phải tạo một góc 45 độ với hông và vuông góc với cánh tay. Nếu bạn có cơ đùi không mấy dẻo dai hoặc cánh tay ngắn, bạn có thể chỉnh cổ phốt để ghi-đông gần hơn, từ đó giảm bớt áp lực lên lưng và vai. |
Đối với xe đạp leo núi và xe đa năng, bạn không cần phải căn chỉnh quá kĩ lưỡng vì vị trí tay lái thường khá thoải mái. Đặc biệt là với xe đạp leo núi, ta thường dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác hơn là ngồi trên yên xe, nên việc điều chỉnh yên xe cũng không quan trọng lắm.
Khi đã điều chỉnh cẩn thận chiều cao và vị trí của yên xe rồi, bạn sẽ có cơ hội phát huy tối đa sức mạnh đôi chân của mình trên chiếc xe. Để kiểm tra vị trí yên xe, hãy nhờ ai đó giữ xe đứng thẳng khi bạn ngồi lên yên.
Vị trí đúng: Khi chân bạn ở điểm thấp nhất của guồng đạp, tốt nhất chân bạn nên hơi gập một chút, dài khoảng 80-90% so với khi duỗi thẳng chân. Điều này đúng với cả ba loại xe đạp đường bằng, xe leo núi và xe đa năng. (Nếu bạn muốn tiến bộ nhanh khi đạp xe leo núi, bạn có thể tìm mua loại xe có thể điều chỉnh độ cao của cốt yên. Loại này cho phép bạn nâng hoặc hạ yên nhanh chóng, giúp bạn thích ứng ngay khi địa hình thay đổi.) Điều chỉnh độ cao yên xe: Nới lỏng cần gạt trên cốt yên (hoặc dùng cờ lê nếu có đinh ốc nối) và nâng hoặc hạ yên như ý muốn. Hãy cẩn thận đừng nâng yên cao quá mức tối đa được khắc ở một bên cốt yên. (Nếu cần điều chỉnh độ cao của yên nhiều đến vậy, có thể bạn cần một cỡ khung xe khác.) |
Siết lại cần gạt hoặc đinh ốc nối trước khi đạp xe. (Đừng siết chặt đinh ốc nối quá. Hãy dùng cơ lê đo lực để siết tới mức nhất định nhà sản xuất đã đưa ra, hoặc hãy nhờ thợ sửa xe làm hộ. Phải cực kì thận trọng với khung xe và/hoặc cốt yên làm từ sợi carbon.)
Tư thế đúng: Khi chân phải của bạn ở vị trí 3h của guồng đạp, đầu gối bạn phải thẳng với tay. Từ trên xuống dưới, hãy tưởng tượng một đường thẳng nối liền phần sau xương bánh chè, ức chân và tâm bàn đạp. Khi ở tư thế này, cẳng chân của bạn sẽ nghiêng nhẹ về phía trước. Điều chỉnh vị trí yên xe: Điều chỉnh bằng cách nới lỏng đinh ốc nối yên xe (đôi khi được gọi là bu-lông cố định yên xe) và trượt yên về phía trước hoặc phía sau như mong muốn. Bạn có thể áp dụng cách này với cả xe đạp thường, xe đạo leo núi hoặc xe đạp đa năng, tuy nhiên đó mới mới chỉ là bước căn bản. Khi đã thành thạo hơn, bạn có thể sẽ muốn điều chỉnh yên xe khác đi một chút. |
Bây giờ hãy kiểm tra độ nghiêng của yên. Thông thường, yên xe sẽ song song với mặt đất. Để điều chỉnh độ nghiêng của yên, đơn giản chỉ cần nới lỏng đinh ốc nối (hoặc bu-lông) phía trên cùng cốt yên (ngay phía dưới yên xe) và điều chỉnh như mong muốn.
Lưu ý: Loại đinh ốc nối của yên xe khác với loại của cốt yên. Nhớ siết lại bu-lông yên xe trước khi đạp xe.
Phụ nữ thường có vai hẹp và tỉ lệ chân/thân trên lớn hơn so với nam giới, nên xe đạp dành cho phụ nữ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của họ. Xe đạp của phụ nữ thường có ghi-đông hẹp và ngắn hơn, hoặc kích thước khung xe nhỏ gọn hơn. Một số người thấy xe đạp cho nam vừa vặn và thoải mái hơn, nhưng loại xe dành riêng cho phụ nữ có thể phù hợp với nhiều chị em hơn.
Nếu bạn mua xe để trẻ tập luyện, thường bạn sẽ chọn loại to hơn cần thiết một chút để trẻ “lớn lên là vừa”. Tuy nhiên, một chiếc xe vừa vặn thực sự rất quan trọng để trẻ thấy thoải mái và tự tin.
Độ cao gióng xe: Như với xe cho người lớn, trước tiên hãy kiểm tra độ cao gióng xe. Dù gióng xe là kiểu nào, hãy đảm bảo khoảng cách 5-10 cm.
Độ cao của yên: Hầu hết xe cho trẻ em được thiết kế để người đi ngồi thẳng lưng. Trẻ phải ngồi thoải mái, quan sát xung quanh dễ dàng và khi cầm tay lái, khuỷu tay chỉ gập lại chút ít. Khi ở điểm thấp nhất của guồng đạp, tốt nhất chân trẻ chỉ nên hơi gập lại.
Lục's Sen