Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
[WeTrekology] Hướng dẫn ngăn ngừa và chữa trị các vết phồng rộp khi đi bộ leo núi hiking
19/07/2024  -  9219 Lượt xem

Những vết phồng rộp là kẻ thù đáng sợ của những người đi bộ đường dài, chạy bộ và cả các vận động viên. Không có gì tệ hơn khi đi bộ leo núi với một vết phồng rộp khiến bạn khổ sở. Chìa khóa để chăm sóc đôi bàn chân, giúp cho bạn luôn thoải mái khi tham gia hoạt động ngoài trời là phải có các biện pháp để ngăn ngừa các vết phồng rộp đau rát này. Còn trong trường hợp bạn đang đối mặt với nó thì cũng có rất nhiều cách xử lý để bạn tiếp tục cuộc hành trình.   

huong-dan-ngan-ngua-va-xu-li-cac-vet-phong-rop-khi-di-bo-leo-nui-wetrek_vn

PHỒNG RỘP CHÍNH XÁC LÀ GÌ?

Phồng rộp là khi lớp da phía trên bị phồng lên và có chứa chất lỏng ở trong. Sự di chuyển lặp đi lặp lại khi đi bộ, chạy bộ, leo núi gây ra cọ xát thường là thủ phạm của những vết phồng rộp này. Giày, dép hoặc tất có thể cọ xát lên làn da. Bất cứ thứ gì làm tăng quá mức tình trạng cọ xát đó đều có thể gây phồng rộp. Chúng xuất hiện khi là những nốt nhỏ, có cảm giác hơi nóng, da đỏ ửng, sau đó là rát và nhức nhối. Nếu không được xử lý, một vết phồng rộp với chất lỏng bên trong có thể gây ra sự bất tiện cho bạn. Nhiệt và độ ẩm cũng là cũng là những yếu tố liên quan đến việc xuất hiện các vết phồng rộp. 

Nguyên nhân phổ biến 

  • Tất cọ vào da
  • Giày không vừa vặn
  • Nhịp đi nhanh hơn
  • Sự khác thường của bàn chân - gai xương gót, những nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái, …
  • Nhiệt và độ ẩm - Những yếu tố này khiến bàn sưng lên, tăng sự cọ xát, và ngoài ra còn có thể làm da bạn yếu hơn. (Điều này giải thích tại sao nhiều người chạy chỉ bị phồng rộp trong những cuộc đua, khi mồ hôi ra nhiều hơn do nhịp chạy nhanh và quãng đường dài).
  • Đá sỏi, cát bụi, và đá mạt - Loại bỏ tất cả những hạt đá, cát nhỏ trong giày ngay khi bạn phát hiện ra chúng.

huong-dan-ngan-ngua-va-xu-li-cac-vet-phong-rop-khi-di-bo-leo-nui-wetrek_vn-1

PHÒNG TRÁNH

Làm sao để đối mặt với chúng? Câu trả lời ngắn gọn là đừng để chúng xuất hiện. Việc bạn cần làm là giảm thiểu sự cọ xát với làn da. 

Chọn giày vừa vặn

  • Thử trước khi mua - Trước khi bắt đầu chạy bộ hay đi bộ leo núi, hãy thử các loại và kiểu dáng giày dép khách nhau để tìm ra đôi giày vừa nhất với chân bạn. (Nếu bạn thấy không thoải mái khi lần đầu đi, nó sẽ chỉ tệ hơn khi bạn đi bộ nhiều) Đọc các bài viết của chúng tôi về Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ.
  • Mang tất đi kèm - Khi mua giày dép, hãy mang đôi tất mà bạn sẽ đi cùng với giày để thử. 
  • Giày - Chúng nên vừa vặn mà không đến có các sản phẩm phụ trợ. Nếu bạn cần mua thêm những món đồ phụ trợ khác như một cái đế trong chẳng hạn, đôi giày đó có lẽ không phù hợp với bạn.
  • Bót đi giày - Một khi bạn đã buộc xong dây giày, nên có một khoảng trống nhỏ ở phần gót giày (khoảng 6 mm của bót đi giày đến gót chân cho phép bản sải bước chân thoải mái hơn). Tuy nhiên, hãy đảm bảo khoảng trống đó không quá rộng, vì điều đó có thể dẫn đến cọ xát, làm nóng da và gây ra những vết phồng rộp. Để cân bằng được điều này cũng không phải là dễ dàng, tuy nhiên rất đáng để bạn bỏ ra thời gian để mang lại sự thoải mái cho đôi chân. 
  • Không gian để cựa quậy - Ngón chân nên có một khoảng trống trong giày để cựa quậy, giúp tránh xuất hiện các vết phồng rộp ở ngón chân, dưới ngón chân và ở cuối móng chân. Nếu phần mũ giày quá chật, hãy xem xét chọn những đôi giày có kích thước lớn hơn nửa size hoặc có thể chọn một thương hiệu có phần mũi giày rộng hơn. 
  • Đá một cột gỗ ba lần! - Điều này có thể nghe kỳ lạ, nhưng đó là một cách rất hay để kiểm tra độ vừa vặn: Bàn chân nên chuyển động về phía trước và sau đó lùi trở lại. Những ngón chân không nên đập vào phía trước của giày cho đến cú đá thứ ba.
  • Dây buộc - đừng buộc dây quá chặt. Việc buộc dây giày chắc chắn là rất quan trọng nhưng đừng buộc quá chặt. Chân có thể giãn ra, và nếu đôi giày của bạn quá chật thì thì khi đó bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác khó chịu. 
  • Bảo quản giày - Khi không dùng đến, hãy đảm bảo chúng hoàn toàn khô ráo. Sau đó cất giữ trên một kệ giày hoặc đặt giấy báo vào trong để luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu của giày. Và khi sử dụng lại, hãy nới rộng giày ra nếu bạn cảm thấy chật khi đi.

huong-dan-ngan-ngua-va-xu-li-cac-vet-phong-rop-khi-di-bo-leo-nui-wetrek_vn-2

Tất: Là bạn hay là thù

Những đôi tất có thể rất có ích cho bạn nhưng cũng có thể khiến bạn khổ sở với những vết phồng rộp. 

  • Không dùng tất cotton - Đây là quy tắc vàng để tránh bị phồng rộp khi nhắc đến tất. Cotton giữ ẩm gần với da, dẫn đến sự cọ xát.
  • Tất hai lớp - Một số nhà sản xuất giảm đến mức tối thiểu sự cọ xát bằng cách tạo ra một loại tất có nhiều hơn một lớp. Sự cọ xát sẽ xảy ra giữa hai lớp, chứ không phải giữa bàn chân và tất. 
  • Khả năng hút ẩm - Những đôi tất hút ẩm, ngăn sự cọ xát bị gây ra do hơi ẩm. 
  • Chọn tất có chất vải mịn và mũi may chìm.
  • Tất nên vừa vặn, ấm áp, không quá rộng và không có nếp gấp.
  • Tất xỏ ngón - Nếu bạn dễ bị phồng rộp ở ngón chân, hãy xem xét đến việc dùng tất xỏ ngón, tránh sự cọ xát giữa các ngón chân.
  • Sử dụng miếng lót giày - Miếng lót giày nằm giữa giày và tất để ngăn sự cọ xát. 

Mẹo: Chà một bánh xà phòng lên mặt ngoài của miếng lót để tăng thêm độ trơn giữa giày và miếng lót, giảm sự cọ xát hơn giữa da và tất. Tất vải polypropylene và tất len đều giúp giảm phồng rộp rất tốt. 

  • Thay tất ướt - Hãy giữ cho bàn chân khô ráo! Da khi bị nóng và ẩm thì dễ bị phồng rộp hơn. 

Dấu hiệu của vết phồng rộp? Ngăn chặn ngay từ đầu!

Ngay khi bạn nhận thấy bất cứ sự không thoải mái nào ở bàn chân, hãy xử lý trước khi nó trở thành một vết phồng rộp. Bất cứ chỗ nào khiến bạn cảm thấy khó chịu đều có thể là dấu hiệu. Nếu bạn thấy nhức hoặc rát, bạn có lẽ đã bỏ mất cơ hội ngăn chặn vết phồng rộ, vì nó đang bắt đầu xuất hiện. Một vết phồng rộp mất đến 2 tiếng để có chất lỏng bên trong. Bên dưới là các cách để ngăn chặn ngay từ đầu:

  • Thay tất - Tổn thương có thể phát triển vì làn da mỏng, ẩm ướt trong những chiếc tất đẫm mồ hôi hoặc từ những đôi tất không vừa vặn, nên hãy thay chúng ngay khi có dấu hiệu không thoải mái đầu tiên.
  • Với những vùng da có dấu hiệu phồng rộp, hãy băng lại với băng dính hoặc băng gạc, tạo thành lớp bảo vệ thứ 2 cho da và không nên tháo bỏ. Đặt băng dính hoặc băng gạch trực tiếp lên vùng da đó, mặt dính ở phía dưới, và để nó tự rơi ra để tránh làm tổn thương vùng da có dấu hiệu phồng rộp. 
  • Giữ cho chân khô hay ướt? - Môi trường ẩm ướt khiến làn da mỏng dễ bị phồng rộp. Giữ cho bàn chân khô ráo với một ít phấn rôm hoặc giữ âm với các loại dầu nhờn sẽ giúp bảo vệ da. Áp dụng một trong hai cách trên như một biện pháp ngăn ngừa hoặc khi có bất cứ dấu hiệu bị phỏng rộp nào. 

CHỮA TRỊ - CÁCH CHỮA LÀNH VẾT PHỒNG RỘP

Nếu bạn quá tập trung với hoạt động của mình mà quên mất các giải pháp ngăn ngừa, kết quả là vết phồng rộp xuất hiện thì sau đây là cách để bạn chữa trị những tổn thương trên da này:

Làm vỡ hay không làm vỡ? 

Đây là vấn đề được trang luận từ lâu nhưng câu trả lời là tùy thuộc vào kích thước và nguy cơ nhiễm trùng của vết phồng rộp. Nếu vết phồng rộp có khả năng sắp vỡ thì tại sao không làm vỡ nó trong điều kiện sạch sẽ, thay vì để nó tự vỡ trong 1 chiết tất bẩn? Nếu vết phồng rộp nhỏ thì da vẫn là lớp bảo vệ tốt nhất và những vết này thường sẽ tự khỏi.  

Nếu cần thiết, đây là cách làm vỡ vết phồng rộp:

  • Làm sạch hoàn toàn vết phồng rộp với xà phòng và nước, cồn hoặc bất cứ thứ gì bạn có trong bộ dụng cụ hoặc ở nhà.
  • Khử trùng một đồ vật sắc như kim, chốt an toàn, hoặc một lưỡi dao bằng cách hơ nó với một chiếc bật lửa cho đến khi nóng đỏ. Để thay thế, bạn dùng một miếng gạc tẩm cồn để đảm bảo sự lựa chọn của bạn sẽ không gây hại nhiều hơn là giúp ích.
  • Với tay sạch, làm hở một lỗ nhỏ trên bề mặt (nên là một bên) và nhẹ nhàng ép chất lỏng ra.
  • Đừng loại bỏ phần da trên vết phồng rộp bị vỡ, nó sẽ bảo vệ lớp da mới bên dưới và cho phép da phát triển.
  • Bôi một ít kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ. Việc dùng Neosporin hoặc gel kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn nhiễm trùng sau hai lần bôi và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Chú ý tới những dấu hiệu nhiễm trùng, như chất lỏng có màu trắng hoặc vàng, các vệt đỏ, hoặc da xung quanh vị trí phồng rộp nóng và đỏ.

huong-dan-ngan-ngua-va-xu-li-cac-vet-phong-rop-khi-di-bo-leo-nui-wetrek_vn-3

Dây băng

Khi quấn băng ngón chân, gót chân hay các vị trí khác, hãy làm theo những gợi ý bên dưới:

  • Xem xét đến việc quấn băng như một biện pháp phòng ngừa ở vị trí dễ phồng rộp, hoặc một khi thương tổn đã định hình.
  • Dùng băng y tế, vải gạc, băng dính lụa hoặc bất kỳ loại quần áo nào mà bạn có. Cảnh giác với việc tháo băng ra, một vết phồng rộp hở có thể gây đau đớn khi băng được lấy ra sau một thời gian dài.

Mẹo: Luôn đặt một lớp giấy vệ sinh lên da trước khi dùng băng. Bạn có thể tạo ra một chiếc băng gạc bằng cách đặt một miếng băng nhỏ hơn ở giữa một dải băng, dính mặt dính vào nhau, để vết phồng rộp tiếp xúc với một bề mặt mềm mại. Nếu bạn đặt băng trực tiếp lên, khi bỏ băng ra, bạn sẽ kéo theo lớp da trên vết phồng rộp gây đau rát. 

  • Với vết phồng rộp ở ngón chân, băng từ dưới lên trên. Sau đó lấy một miếng băng khác và bọc nó vòng quanh ngón chân, giữ miếng băng đầu tiên cố định.
  • Với vết phồng rộp ở bàn chân, dùng một dải băng rộng hơn khoảng 5 cm chiều rộng của bàn chân. Dẫm lên băng, và quấn xung quanh phía cuối tới đầu bàn chân. Sau đó quấn tiếp theo hình dáng bàn chân.

Mẹo: Băng chặt hơn khi bàn chân ấm và khô ráo, nên hãy quấn băng ngay khi bạn bước ra từ túi ngủ vào buổi sáng hoặc trước khi rời nhà.

  • Tránh tạo nếp gấp khi quấn băng, vì chúng cũng có thể gây ra các vết phồng rộp.
  • Bạn có thể cắt một miếng vải gạc hình tròn to hơn vết phồng rộp một chút.

Bộ dụng cụ 

  • Băng (Băng Leuko/băng y tế)
  • Benzoin (chống nhiễm trùng/tăng độ kết dính)
  • Kim hoặc đồ vật sắc
  • Bật lửa hoặc cồn để khử trùng kim

huong-dan-ngan-ngua-va-xu-li-cac-vet-phong-rop-khi-di-bo-leo-nui-wetrek_vn-7

CHĂM SÓC BÀN CHÂN 

Băng dính - Đây là một vật liệu được dùng phổ biến để phòng ngừa và chữa trị khi ở vùng rừng núi, vì nó thường được mọi người mang theo. Băng dính không thoáng khí nên da dưới băng dính có xu hướng trở nên ướt hơn. Ngoài ra, băng dính dễ nhăn, tạo ra những nếp gấp, gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn dùng băng dính, hãy thận trọng khi bóc nó ra và xem xét đặt thứ gì đó không dính giữa vết thương và phần dính.  

Móng chân - Việc cắt móng chân trước khi đi bộ đường dài hoặc chạy rất quan trọng. Cắt móng sát đầu ngón chân, cắt thẳng ngang để tránh những vấn đề khác, như móng chân mọc vào thịt. Biến việc cắt móng chân thành một phần của một chu trình trước khi đi bộ đường dài để giúp tránh đau đớn và sức ép. Ngoài ra, móng chân quá dài dễ chịu sức ép từ mũi chân co khít.

Làm bàn chân thông thoáng - Bất kỳ khi nào bạn ngừng lại trên con đường mòn trong 5 phút hoặc hơn, hãy làm bàn chân thông thoáng để chúng khô ráo và ngăn nốt sùi. Trong khi dừng lại, nâng bàn chân lên để giảm sưng tấy.

Chăm sóc da - Dùng kem trị chai chân và kem dưỡng để làm mềm những vị trí gặp vấn đề trên bàn chân. Ngoài ra, các loại kem này có thể giúp làm lành những vết nứt và vết rách trên da, thường thấy ở đầu gối. Nếu không chữa trị, vết nứt có thể hở to hơn và làm lớp tế bào ở dưới nhiễm trùng. Những vết phồng rộp ở sâu bên dưới các nốt chai chân rất khó hút và chữa trị.

Phương Dung

Chia sẻ bài viết:
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store