Khái niệm leo núi đá truyền thống (traditional - trad climbing) ra đời khi có sự xuất hiện của “leo núi đá thể thao” (sport climbing). Khi leo núi đá thể thao trở nên phổ biến, một sự so sánh tách biệt rõ ràng hơn cần được đưa ra. Bài viết sau sẽ đưa ra những so sánh cơ bản về leo núi đá truyền thống và leo núi đá thể thao.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về leo núi đá thể thao, tham khảo bài viết "Kiến thức cơ bản về leo núi đá thể thao" tại WETREK.VN
Leo núi đá truyền thống thực chất đã tồn tại từ rất lâu. Cho tới những năm 1980, trên thế giới vẫn chỉ tồn tại một khái niệm chung là “leo núi đá”. Chỉ đến khi leo núi đá thể thao xuất hiện thì mới có nhu cầu đặt ra một cái tên để phân biệt giữa hai hình thức này.
Một số điểm khác biệt so với leo núi đá thể thao:
Thiết bị bảo hộ là trang bị thiết yếu nhất khi leo núi đá truyền thống. Có 2 loại thiết bị bảo hộ bao gồm: dạng động (có cơ chế chuyển động) và tĩnh ( không có cơ chế chuyển động)
Nêm chèn hay nêm giắt là đại diện tiêu biểu cho loại tĩnh. “Neo móc” (thường gọi là Friends) là loại thiết bị bảo hộ dạng động phổ biến nhất. “Friend” là tên thương hiệu sở hữu bởi Wild Country. Tuy nhiên Friends là thương hiệu neo móc lò xo đầu tiên trên thị trường, nên cái tên này được lấy làm tên chung cho các loại thiết bị neo móc.
Thiết bị bảo hộ dạng tĩnh Nêm chèn có hai loại cơ bản là: nêm trơn (wedges) và nêm bám. Nêm trơn là một khối kim loại, có một đầu dẹt hơn và được luồn dây qua, được giắt hay chèn vào sau các khe đá. Còn nêm bám thường có góc tròn hơn, có răng cưa, được xoắn hoặc đóng vào đá để bám chắc. |
Thiết bị bảo hộ dạng động Neo móc lò xo (cũng được gọi là cams) thường có 3 đến 4 đầu móc, khi kéo chốt, các đầu móc thu gọn lại, khi thả chốt chúng sẽ mở ra và bám vào các kẽ đá. Các đầu móc sẽ bám chắc vào các khe núi, vết nứt, và nếu được đặt chính xác thì sẽ không thể bị tuột ra cho dù lực giật lớn và đột ngột. Một biến thể của nêm chèn là nêm chèn lò xo (spring-load webge) được bổ sung hệ thống lò xo và cơ chế chuyển động tương tự neo móc, nhưng có có các đầu móc. |
Một dạng khác của thiết bị bảo hộ dạng động là nêm chèn dạng ống Trango Big Bro (Trango Big Bro Tube Chock) Thiết bị gồm 1 ống nhỏ bên trong 1 ống khác lớn hơn kết hợp với lò xo, có thể co lại để nhét vừa các kẽ đá và nhả ra để bám chắc. Loại nêm chèn này này phù hợp với các khe nứt lớn hoặc các lỗ hổng quá to so với neo móc thông thường.
Các thiết bị khác
Những người leo núi đá truyền thống thường dùng 1 móc treo 2 đầu để móc với mỗi điểm neo. Điều đó có nghĩa mỗi người sẽ phải đem 1 bộ trang bị gồm thiết bị bảo hộ, dây leo núi, móc treo, kèm theo các trang bị khác để có thể đóng một điểm neo chắc chắn trên đỉnh núi.
Những người leo núi đá truyền thống và bạn đồng hành cần quyết định phương án đem theo các đồ dùng này để có thể sử dụng cho cả hai.
Trước khi đâm bổ đi leo núi với một bộ trang bị mới toanh, hãy đảm bảo là bạn biết cách chúng hoạt động như thế nào. Bạn cần phải tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm, học về cách tạo móc neo chắc chắn và đặt các thiết bị bảo vệ đúng chỗ. Đó là điều cực kỳ quan trọng.
Đầu tiên, đừng leo vội mà hãy thử tập trung dùng từng loại trang bị một. Đi đến các vách đá và tìm cách đặt các thiết bị vào các vị trí khác nhau trên vách núi. Sau đó hãy thực hành với một vài chặng leo ngắn và dùng thử tất cả trang bị, chứ không phải chỉ học cách đặt neo móc trong khi nó là cái dễ dùng nhất. Bám vào vách đá với chỉ 3 ngón tay và hai ngón chân và cách mặt đất 60 mét không phải là lúc thích hợp để loay hoay với đống đồ của bạn, mày mò cách đặt nêm chèn lần đầu đâu.
Anbu