Lái xe trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xe hơi hoàn toàn có thể bị mắc kẹt khi tuyết rơi dày ngay cả trên những cung đường thân thuộc nhất, điều này khiến người lái xe cũng như bạn đồng hành phải qua đêm ở ngay bên đường trong điều kiện giá lạnh.
Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn lái xe an toàn và những lời khuyên khi gặp phải tình huống xấu do thời tiết mùa đông khắc nghiệt:
Lốp xe: nên sắm bộ lốp xe chuyên dụng đi trong mùa đông vì chúng có độ bám đường rất tốt trong điều kiện đường trơn, ẩm ướt hay có tuyết. Nếu không ít nhất bạn phải đảm bảo lốp xe được bơm đủ hơi và còn tối thiểu 3 mm talong để có thể đương đầu với mặt đường ướt và trươn trợt.
Ác quy: ác quy thườn tiêu hao nhanh hơn vào mùa đông, vây nên bạn nên chắc rằng chiếc xe của bạn vẫn được sử dụng đều đặn hàng ngày để quá trình nạp & tiêu hao của ác quy diễn ra bình thường, ổn định.
Động cơ: chắc chắn rằng một chiếc xe đời mới sẽ khỏe hơn một chiếc đời cũ hơn. Nhưng với cả hai thì bạn cũng nên nhả chân ga khi khởi động vì điều đó sẽ làm giảm sức kéo của động cơ khi lăn bánh và giúp tiết kiêm ác quy.
Nước rửa kính: bạn lưu ý nên đổ đầy và sử dụng chất phụ gia với tỷ lệ thích hợp nhằm tránh hiện tượng đóng băng khi trời lạnh.
Nhiên liệu: hãy đổ đầy bình xăng xe đủ để khi gặp tình huống xấu bạn có thể về đến nhà hay phải động cơ để giư ấm khi cần thiết. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh để tuyết phủ kín ống xả xe khi đó khí thải (khí độc) hòan toàn có thể xâm nhập vào bên trong xe.
Cửa, kính xe: cần dọn sạch tuyết ở trên cả nóc xe và kính lái trước khi khởi hành chuyến đi. Tuy nhiên không được sử dụng nước để vệ sinh tuyết bám trên xe. Nước nóng có thể làm nứt kính xe, và nước có thể lại đóng băng ở ngay kính lái hay nơi bạn dừng xe.
Khoá xe: một chút WD-40 sẽ đảm bảo ngăn ngừa hiện tượng đông cứng ở khoá xe. Tuy nhiên nếu xảy ra hiện tượng này, bạn chỉ cần dùng bật lửa làm ấm chìa khóa để làm tan băng.
Quần áo ấm: trong xe nhiệt độ có thể đủ ấm nhưng bạn hoàn toàn có thể phải bước ra ngoài vậy nên trang bị quần áo đủ ấm là rất cần thiết. Trường hợp không thể di chuyển tiếp, những vật dụng sau bạn cần lưu ý mang theo: áo khoác, mũ, găng tay, ủng có độ cứng tốt và chăn. Nên mang theo thực phẩm, socola, bánh, nước uống và nước tăng lực nếu có thể. Luôn mang bên mình chiếc điện thoại đầy pin, 1 ít vải cũ hay xúc cát để lót dưới lốp khi bị kẹt giữa đường và để dọn sạch tuyết.
Viện nghiên cứu IAM đã khuyến cáo:
Khi lái xe dưới trời tuyết, cố gắng duy trì tốc độ hợp lý: không quá nhanh có thể khiến bạn mất lái và không quá chậm khiến xe có thể mất đà khi cần thiết đồng thời phối hợp phanh, đánh lái và đạp ga càng êm ái càng tốt.
Khi bắt đầu lăn bánh nên đi ở số 2 để tránh vòng tua máy cao. Sau đó nên duy trì động cơ ở số cao hơn để xe vận hành ổn định hơn.
Lưu ý chỉ phanh khi không thể đánh lái tránh chướng ngại vật hay gặp tình huống xấu.
Khoảng cách xe dừng (Stopping Distances - tổng thời gian người lái phản xạ, phanh và xe dừng) sẽ tăng đáng kể khi gặp tuyết và đường trơn vì thế bạn phải điều chỉnh khoảng cách với xe chạy trước cho phù hợp.
Bạn hãy lái làm sao để không cần phải phanh cũng dừng được xe bởi vì khi đường trơn trượt phanh không thể giúp bạn được nhiều.
Ngay cả khi xế yêu của bạn được trang bị ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) thì hệ thống này trong điều kiện đường quá trơn trượt cũng không thể cho bạn cảm giác lái như mọi khi. Vậy nên đừng quá chông chờ vào chúng.
Cố gắng chọn cung đường có nhiều phương tiện tham gia bởi vì chúng sẽ đỡ trơn trượt hơn. Tránh đi vào đường tắt, đặc biệt đườg "làng" hay đường nhỏ vì chúng sẽ ít được vệ sinh và xử lý chống trơn bằng muối.
Ở đoạn đường dốc, bạn hãy chủ động giảm tốc trước khi xuống dốc và cố gắng duy trì tốc độ thấp vì một khi đường trơn trượt chạy chậm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều việc giảm tốc.
Khi lái xe dưới trời tuyết, bạn hãy bật đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần (đèn cốt) hay đèn chống sương mù để các phương tiện hay đối tượng tham gia giao thông khác có thể thấy bạn dễ dàng (đặc biệt người đi bộ). Nhưng khi điều kiện thời tiết cải thiện hơn, bạn lưu ý chỉ bật đèn chống sương nếu thấy cần bởi chúng sẽ gây chói mắt cho người lái xe khác.
Khi bạn chạy bám đuôi xe khác vào ban đêm và tận dụng đèn của xe chạy trước thường khiến bạn có xu hướng lái gần xe đó rất nguy hiểm - vậy nên hãy duy trì khoáng cách hợp lý với xe trước.
Khi xe bị mắt kẹt, IAM khuyên bạn nên đánh lái sang hai bên để bánh xe đẩy tuyết sang hai bên.
Không cố đạp ga khi bánh xe quay tít vì điều này chỉ làm bánh xe bị lún sâu hơn trong tuyết mà thôi.
Dùng xẻng dọn sạch tuyết ra khỏi vệt bánh xe và dùng cát hay xỏi lót trước lốp để tăng độ bám.
Chuyển từ số tiến sang số lùi và làm lại. Đồng thời chạm nhẹ vào chân ga cho đến khi xe chuyển bánh được.
Khi các cách ở trên không hiệu quả, việc bị kẹt cứng khi tuyết rơi sẽ rất nguy hiểm, do đó bạn nên thực hiện các bước sau:
Trước tiên, bạn cẩn chắc chắn đã mang theo bộ dụng cụ cứu sinh gồm quần áo ấm, thực phẩm, nước và điện thoại.
Trường hợp bạn bị kẹt cứng ở trong xe, bạn hoàn toàn có thể bật động cơ để giữ ấm, tuy nhiện phải đảm bảo ống xả không bị tuyết che kín vì khi khí thải của động cơ không thoát ra được, và bạn rất dễ bị ngộ độc bởi khí carbon monoxide.
Nếu cảm thấy khí thài của đông cơ xâm nhập vào bên trong xe, bạn cần tắt động cơ. Thậm chí để an toàn hơn, bạn chỉ nên nổ máy từ 10 - 15 phút mỗi giờ.
Cố gắng ở bên trong hay ở gần chiếc xe. Bởi khi tuyết rời dày bạn rất dễ mất định hướng và bị chia cắt vời chiếc xe. Khi cần, bạn nên treo mảng vài sáng màu ở trên xe để người khác có thể biết được bạn đang ở đó.
(BBC)