Việc mặc cả diễn ra rất phổ biến ở các nước phát triển và một số nước châu Âu. Mặc dù giá của các nhà hàng và chuỗi khách sạn thường cố định nhưng bạn vẫn có thể mặc cả các hàng hóa và dịch vụ như khách sạn địa phương, phương tiện đi lại, hướng dẫn viên, hàng lưu niệm. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo nhỏ từ WETREK.VN để mặc cả sao cho được giá nhất có thể.
Một số người không thích mặc cả vì họ cảm thấy như họ đang lừa người bán hàng. Đừng lo - Ở điểm đến thực tế của bạn, người bán hàng có thể sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn không thương lượng hay mặc cả gì.
Hãy cứ thoải mái vui vẻ mà mặc cả chứ đừng trở thành một người quá đặt nặng việc phải mặc cả cho bằng được. Việc mặc cả không phải sự lừa dối hay là tạo ra một cuộc tranh cãi. Hãy nhớ rằng sự khác biệt giữa 1 đô la hay 2 đô la dường như có ý nghĩa quan trọng đối với người bãn hàng hơn là với bạn.
Khi bạn bắt gặp một món đồ và cảm thấy vừa mắt, hãy đi tham khảo các cửa hàng khác nữa. Các mặt hàng có thể khác biệt về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và giá cả mà người bán hàng cho là hợp lý. Thường thì giá cả ở những cửa hàng ngoài khu du lịch sẽ rẻ hơn nhiều. Nếu bạn có thể tìm được những của hàng mà dân địa phương hay mua sắm, bạn có thể sẽ nhận được mức giá tốt hơn.
Với cùng một loại hàng hóa và dịch vụ, khách du lịch hầu như luôn trả giá cao hơn so với dân địa phương. Người bán hàng sẽ nhận ra bạn là một người từ nơi khác đến bởi sự giàu có của mình so với dân địa phương. Nó có thể đúng hoặc sai nhưng dù sao đi nữa thì bạn cũng sẽ học được cách mặc cả bằng việc quan sát xem người dân địa phương họ trả giá bao nhiêu. Mặc dù bạn có thể sẽ không mặc cả được mức giá như của họ nhưng đó cũng là sự khởi đầu tót cho những lần tiếp theo.
Bỏ qua chuyện giá cả, quyết định đầu tiên khi mua một món hàng là nó có đáng để bỏ tiền ra mua hay không. Bạn có thực sự muốn mang nó theo trong suốt cuộc hành trình của mình hay không? Nó có đáng để trả thêm phí vận chuyển về nhà hay không? Ví dụ một tác phẩm nghệ thuật có thể là một món hời, nhưng hãy cân nhắc xem bạn phải mất thêm bao nhiêu tiền nữa để đóng khung nó sau khi mua về.
Người bán hàng là những nhà thương lượng chuyên nghiệp. Khi mặc cả, kịch bản sẽ diễn ra giữa người bán và người mua đó là: họ đều cố gắng thỏa thuận một cái giá mà mình cho là hợp lý nhất. Nó là một cuộc chơi mà cả hai có thể thắng khi thương lượng được một mức giá tốt nhất.
Thậm chí nếu món đồ đang mặc cả cần thiết với bạn, đừng để cho người bán biết được điều đó. Chỉ ra những lỗi hay thiếu sót của sản phẩm, đưa ra đến những lý do tại sao giá của nó là chưa phù hợp hoặc nói về những mặt hàng tương tự ở những cửa hàng khác.
Hãy để người bán đưa ra giá đề nghị trước. Nó có thể bị thổi phồng lên từ 2 đến 10 lần mức giá có thể chấp nhận được. Với việc ghi nhớ điều này trong đầu, bạn dựa vào đó để đề nghị mức giá mà bạn muốn trả. hãy nhớ rằng, người bán hàng sẽ làm theo kịch bản như bạn. Người ta có thể giả vờ ngạc nhiên hoặc tỏ ra khó chịu và nói những lời khó nghe về mức giá mà bạn đã đưa ra như một phần của quá trình mặc cả.
Nếu bạn việc mặc cả không theo những gì mà bạn mong muốn, hãy nói với người bán hàng rằng bạn muốn đi xem xét xung quanh. Người bán hàng đó có thể sẽ giữ bạn lại và đưa ra mức giá thấp hơn so với mức giá họ đã mặc cả để không đánh mất đi một khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn mua một món đồ như trang sức hay đồ cổ, bạn không thể tự mình xác định được nó có phải đồ thật hay không. Hãy cân nhắc vì nó có thể là đồ giả. Khi mua hàng, bạn cũng nên chắc chắn rằng nó không phải là đồ lưu hành trái luật như đồ được làm từ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay không được phép mang lên máy bay).
Nếu bạn đang bế tắc trong việc mặc cả thì hãy hỏi thêm về những mặt hàng, khuyến mại đi kèm sản phẩm. Nếu bạn đang để mắt đến một vài mặt hàng, hãy đề nghị người bán hàng rằng nếu bạn mua nhiều thì nên được giảm giá.
Nhiều lúc việc mặc cả không theo như những gì bạn mong chờ. Nếu trái tim bạn nói rằng nó muốn thứ đó, tốt hơn là nên chấp nhận mức giá cao hơn mình mong muốn hơn là bỏ qua và rồi hối tiếc sau đó.
Giữ cho giọng của bạn luôn nhẹ nhàng, nhã nhặn
Kể cả khi bạn đang chỉ ra lỗi của một mặt hàng như một phần của tiến trình mặc cả, hãy tránh cách nói như thể người bán hàng đang bán một thứ gì đó không có giá trị.
Đừng cảm thấy bắt buộc phải mua hàng.
Nếu bạn cảm thấy người bán đang gây khó dễ cho bạn, bạn có quyền đi cửa hàng khác. Bạn không bắt buộc phải mua hàng nếu bạn là người trả giá trước. Tuy nhiên nếu lời đề nghị của bạn được người bán chấp nhận thì bạn nên cân nhắc việc mua món đồ đó.
Đừng phô trương số tiền mặt của bạn
Hãy mang theo một lương tiền mặt nhỏ và chỉ lấy ra khi bạn đã quyết định trả cho món đồ cần mua.
Ethan Nguyen