Đến một lúc nào đó, hầu hết những người đi dã ngoại sẽ tự hỏi: Làm sao để mang hành lý nhẹ hơn khi đi dã ngoại? Không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi này cả, mỗi người sẽ có những ý kiến khác nhau về những trang bị, vật dụng cần thiết cần mang theo. Việc giảm bớt khối lượng ba lô có thể được thực hiện bằng cách qua mỗi chuyến đi, bớt đi một món đồ không cần thiết hoặc bằng cách xây dựng một danh sách đồ đạc mới lại từ đầu. Mục đích của bất kỳ sự thay đổi nào trong hành lý là đóng gói khôn ngoan hơn để cảm thấy nhẹ hơn, đi xa hơn và thấy nhiều điều hơn. Đó là phần thưởng xứng đáng để bạn nỗ lực.
Nhẹ như thế nào là phù hợp cho một người đi dã ngoại trong chuyến đi dài 3 ngày một mình? Không có tiêu chuẩn nào chính thức tồn tại, nhưng hãy xem xét đến lưu ý sau về khối lượng ba lô:
Dưới 5,5 kg (tối giản): Những người đi dã ngoại tối giản luôn tự hào vì việc sắp xếp từ hàng đống đồ đạc nặng nề thành một ba lô nhẹ cân, thậm chí có người chỉ mang theo nhẹ hơn 4,5 kg. Khối lượng tối giản này là kết quả của những trang bị tùy biến, những kỹ năng cần thiết mà đối với họ là đơn giản, nhưng có vẻ như lại là một thử thách với những người chỉ biết thán phục như phần còn lại của chúng ta. Ví dụ, những tấm vải nhựa có trọng lượng nhẹ trở thành vật che mưa tuyệt vời. Nhưng vào mùa nhiều rệp, bọ, nhiều người thích một chiếc lều hoàn chỉnh hơn, bất kể phải mang thêm bao nhiêu kg.
Khoảng 9 kg (siêu nhẹ): Khối lượng hành lý siêu nhẹ mang lại cho bạn tương đối thoải mái và bạn dễ dàng đóng gói hành lý ở khối lượng này nếu thời tiết được dự báo là trời đẹp và bạn mua thêm những trang bị mới (ví dụ mua một chiếc lều có sàn lều trọng lượng nhẹ 40D thay cho loại 70D truyền thống nặng hơn). Nếu cùng người khác, bạn và người đó có thể dùng chung một số trang bị như lều, bếp, lọc nước. Như vậy, bạn sẽ giảm khối lượng hành lý được đáng kể.
Lên tới 13,5 kg (khối lượng nhẹ): Mức khối lượng này hiện được yêu thích bởi những người đi dã ngoại với mục tiêu chủ đạo là để giải trí - đủ nhẹ để cảm thấy thoải mái ở vai, tuy nhiên vẫn sẽ có một hoặc hai món đồ xa xỉ (ví dụ, dép xăng đan dùng khi đi cắm trại, hoặc có thể là một ít kem lạnh).
Trên 13,5 kg (xa hoa/xa xỉ): Nếu bạn có nhiều sức khỏe và năng lượng và hiện đang sở hữu một bộ sưu tập những thiết bị dã ngoại truyền thống thú vị, đừng do dự khi dùng áp dụng khối lượng này. Từ lâu, người ta đã chấp nhận rằng đi dã ngoài thì có thể mang hành lý nặng tới một phần ba trọng lượng của mình mà không gặp rắc rối. Mặc dù vậy, bạn sẽ thoải mái hơn nếu mang nhẹ hơn. Một khi đã giảm được khối lượng hành lý cho chuyến đi, bạn sẽ không bao giờ muốn mang theo những vật dụng không cần thiết nữa.
Ngoài ra, việc bạn hiểu mình đến đâu cũng rất quan trọng. Dựa trên việc tự đánh giá của bản thân, mục đích của bạn là chỉ mang những trang bị cần thiết để đáp ứng nhu cầu cá nhân, mang theo khối lượng nhẹ nhất có thể. Trả lời những câu hỏi sau để biết bạn có phải là kiểu người đi dã ngoại siêu nhẹ không?
Mức độ kinh nghiệm và kỹ năng của bạn như thế nào? Bạn có thể điều chỉnh nếu kế hoạch của bạn thất bại không? Bạn có thể ứng biến với những gì bạn có trong tay nếu có sự cố bất ngờ xảy ra không? Ví dụ, bạn có thể sử dụng với một con dao bỏ túi nhỏ hay bạn phải cần đến một bộ dao hoàn chỉnh?
Yêu cầu về sự thoải mái và thuận tiện của bạn như thế nào? Bạn có thể ngủ trên bất cứ loại thảm ngủ nào hay bạn phải nằm trên thảm dày? Bạn có thể bỏ qua gối nằm và thay vào đó là cuộn chiếc áo khoác của bạn vào và gối đầu ban đêm không? Bạn có thể bỏ qua bát và ăn luôn từ nồi không?
Nhu cầu an toàn của bạn ra sao? Bạn có sẵn các dụng cụ và kiến thức để xoay xở với một chai nước thay vì hai chai nước? Hành lý của bạn có đủ nhẹ để bạn đổi từ đôi giày nặng hơn sang loại giày dép ít khả năng hỗ trợ đôi chân hơn không?
Bốn trang bị quan trọng nhất: Ba lô, nơi trú ẩn, túi ngủ, đệm
Cách nhanh nhất để giảm nhẹ hành lý? Hãy nhìn vào bốn món đồ quan trọng nhất mà phần lớn người đi dã ngoại mang theo: ba lô, lều, túi ngủ và đệm.
Ba lô: Một chiếc ba lô 65 lít nên dành cho một chuyến đi 3 mùa, 3 ngày. Những người thích đi dã ngoại siêu nhẹ có thể xoay xở được với cả những chiếc ba lô nhỏ hơn, trong phạm vi 40 tới 50 lít, đôi khi còn nhỏ hơn nữa. Hãy nhớ rằng những ba lô nhẹ hơn dùng chất liệu nhẹ hơn và không bền như ba lô truyền thống.
Xem thêm các sản phẩm Ba lô leo núi tại WETREK.VN
Nơi trú ẩn: Những người đi dã ngoại siêu nhẹ thường chỉ dùng vải bạt để che mưa; họ đơn giản sẽ phải đối mặt với những con rệp. Nếu bạn thích một nơi trú ẩn hoàn chỉnh hơn, những chiếc lều 2 người nhẹ nhất hiện nay nặng khoảng 0,9 kg. Sàn cũng tương đối mỏng manh. Một lựa chọn khác là lều túi (bivy sack). Chúng có khối lượng nhẹ và vừa vặn với người dùng, nhưng lại không có đủ không gian để ngồi dậy. Đó không phải là vấn đề với một số người, nhưng điều này cũng có thể khiến những người khác phát điên. Ngoài ra, võng siêu nhẹ, bao gồm lưới chống hoặc bạt, cũng đang trở thành một lựa chọn phổ biến.
Xem thêm các sản phẩm Lều trại, Mái che, Võng tại WETREK.VN
Túi ngủ: Những chiếc túi ngủ siêu nhẹ để dùng vào mùa hè có thể nặng từ 0,6 tới 0,9 kg - một lựa chọn phù hợp cho chuyến đi chơi trong thời tiết đẹp, nhưng có thể không thích hợp lắm nếu bạn thường xuyên phải vật lộn để giữ ấm trong đêm. Túi khối lượng nhẹ đôi khi bị chật hơn một chút.
Xem thêm các sản phẩm Túi ngủ tại WETREK.VN
Đệm ngủ: Những chiếc đệm tự bơm hơi từ lâu đã là vật dụng được yêu thích khi đi dã ngoại. Hãy xem xét những lựa chọn về đệm hơi với khối lượng nhẹ. Một số người đi dã ngoại siêu nhẹ bỏ qua đệm ngủ và trải lá lên mặt đất hoặc đơn giản là dọn đá đi để ngủ.
Xem thêm các sản phẩm Đệm - Nệm tại WETREK.VN
Những vật dụng cần thiết cho mọi chuyến dã ngoại
Để giảm khối lượng, hãy nhớ rằng mỗi lần bạn bước đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, bạn nên mang theo 10 trang bị thiết yếu. Đừng bỏ qua những món đồ quan trọng như một bộ sơ cứu hoặc lớp trang phục giữ nhiệt chỉ để giảm bớt một ít khối lượng hành lý.
Chỉ vì chiếc đồng hồ đeo tay của bạn có la bàn điện tử không đồng nghĩa là bạn có thể để lại la bàn nam châm ở nhà. Đồng hồ có thể hỏng hoặc hết pin.
Một chiếc còi ư? Đúng vậy, bạn có thể không bao giờ dùng nó, nhưng nếu bạn bỏ qua thì cần ra dấu xin giúp đỡ từ một địa điểm ngoài đường mòn, bạn sẽ muốn có sẵn một cái trong tay.
Hãy nhớ rằng có những món đồ mà bạn cần đóng gói trong mọi chuyến đi. Ví dụ
Thêm nhiều hơn những lựa chọn đi dã ngoại siêu nhẹ
Lúc đầu, không phải mọi lựa chọn của bạn đều có thể đúng đắn, sau đó, kinh nghiệm sẽ giúp bạn sửa đổi cho những chuyến đi trong tương lai.
Đây là một số món đồ phổ biến và mà bạn có thể lựa chọn:
Trang bị | Tối giản | Siêu nhẹ | Nhẹ |
Giày dép | Giày chạy địa hình | Giày leo núi siêu nhẹ | Giày leo núi |
Gậy leo núi | Gậy sợi cacbon | Gậy sợi cacbon | Gậy tiêu chuẩn |
Cọc lều | Không mang cọc lều, dùng đá | Chỉ từ 4 - 6 cọc lều | Hầu hết hoặc tất cả cọc lều |
Bếp | Viên nhiên liệu, bếp làm từ lon soda | Viên nhiên liệu, bếp ga dã ngoại | Bếp trọng lượng nhẹ |
Nồi | Ca titanium | Ca hoặc nồi titanium | Bộ nồi nấu trọng lượng nhẹ |
Dụng cụ bàn ăn | Thìa dĩa (spork) | Thìa dĩa (spork) | Dụng cụ bàn ăn bằng nhựa |
Đồ lọc nước | Viên halogen | Viên hoặc bộ lọc nước | Bộ lọc nước |
Đồ đựng nước | Túi nước dã ngoại | Túi nước hoặc chai nước | Chai nước |
Cuối cùng, hãy nghĩ về những món đồ mà bạn đã mang trong các chuyến đi trước mà không hề dùng đến. Bạn có thể giảm đáng kể khối lượng mang theo khi bỏ chúng lại.
Phương Dung