Chụp ảnh là một phần không thể thiếu khi đi du lịch nhưng cần văn minh - Ảnh: ikinja
Ở những nơi chùa chiềng, lăng mộ, đền đài linh thiêng thường có những quy định không được chụp hình. Tuy nhiên một số bạn trẻ không hiểu vì không biết hay cố tình không biết mà vẫn vô tư “tự sướng” ở những nơi tôn nghiêm. Hãy lưu ý điểm này để thể hiện sự tôn trọng người khác các bạn nhé!
Hãy tôn trọng quy định của những nơi bạn đến - Ảnh: enmaxcentre
Đặc biệt là khi đến những nơi tụ tập buôn bán, khi chụp hình bạn cần phải xin phép. Nhiều bạn trẻ cứ vô tư đứng chắn ngang trước gian hàng của người bán, uốn éo tạo dáng, chắn cả lối ra vào của khách mua hàng. Đã vậy khi chụp xong cũng không biết cảm ơn khiến sau khi họ rời đi thì người bán hàng chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
2. TÔN TRỌNG THIÊN NHIÊN
Là những người yêu du lịch, hẳn bạn cũng rất yêu vẻ đẹp thiên nhiên, nhưng hãy luôn nhớ một điều rằng vẻ đẹp đó không phải vĩnh cửu. Bạn cần phải biết tôn trọng nó.
Năm ngoái, có một bức tâm thư từ một người nông dân Mộc Châu đã làm dậy sóng cả cộng đồng. Nội dung bức thư yêu cầu các du khách Việt hãy tôn trọng thành quả lao động, là cây cối mùa màng mà họ đã mất cao công sức gieo trồng, chăm sóc.
Lễ hội “đạp hoa” tam giác mạch - Ảnh: toquoc
Thật vậy, rất nhiều du khách Việt đi đến đâu là bẻ cành, hái hoa, không ngần ngại dẫm lên những luống hoa, luống cải để có được những shot hình thật đẹp để khoe với bạn bè trên facebook. Nhưng sau những bước chân của họ mà những cành hoa bị đạp tan nát. Vì thế, có người gọi tháng 11 là “lễ hội đạp hoa tam giác mạch ở Hà Giang” cũng bởi vì có những du khách ý thức kém như thế. Hay như khi đi ngắm ruộng bậc thang đang mùa lúa chín, các bạn trẻ cũng giẫm lên và hái những bông lúa để tạo dáng chụp hình mà không ý thức được rằng họ đang phá hoại miếng cơm manh áo của những người đồng bào vốn dĩ đã có cuộc sống khó khăn nơi đây.
Đừng huỷ hoại thành quả lao động của người bản xứ - Ảnh: Bridge Magazine
3. KHÔNG GÂY MẤT TRẬT TỰ
Cũng giống như du khách Trung Quốc, một điều đáng buồn là rất nhiều du khách Việt chưa biết cách tôn trọng những người xung quanh. Thoải mái nói chuyện cười đùa ồn ào, gây mất trật tự.
Trong chuyến đi Thái Lan năm ngoái, khi vào nhà hàng ăn uống, tôi thấy các du khách đến từ nước khác ăn uống rất từ tốn, nói chuyện nhỏ nhẹ thì một bàn du khách Việt vô tư cười đùa ầm ĩ mặc cho những cái nhăn mặt, nhíu mày từ nhân viên trong quán và các thực khách còn lại.
Hãy vui vẻ trong chừng mực cho phép để không ảnh hưởng đến người xung quanh - Ảnh: sciencedaily
Hãy tiết chế âm lượng của bạn ở mức vừa phải ở những nơi công cộng như trên máy bay, trên xe, ga tàu, nhà hàng… Nếu mọi người xung quanh đang ngủ, nhớ đi nhẹ nói khẽ, ra ngoài nghe điện thoại nếu cần. Đặc biệt là ở những nơi tôn nghiêm như đền đài lăng tẩm bạn càng phải chú ý điều này.
4. KHÔNG LÃNG PHÍ
Khi đi du lịch đến những vùng đất mới, bạn sẽ được thưởng thức những món ngon vật lạ. Và chúng ta đôi khi ăn bằng mắt hơn là ăn bằng miệng, gọi thật nhiều món rồi ăn không hết, bỏ phí thức ăn. Điều này không chứng tỏ bạn hào phóng, mà đây lại là điều khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt du khách khác và người dân bản xứ. Nó chứng tỏ bạn là người không biết quý trọng sức lao động và kém văn minh. Vì vậy, hãy gọi vừa đủ với sức ăn của mình, và nếu ăn không hết thì đừng ngần ngại nhờ phục vụ gói lại mang về. Điều này vừa thể hiện bạn là người biết sống tiết kiệm, chừng mực và biết tôn trọng người làm ra thức ăn và phục vụ bạn.
Nhà hàng Thái Lan để biển thông báo bằng tiếng Việt - Ảnh: sưu tầm
Có một thực tế đáng buồn nhưng không còn mới mẻ đó là tình trạng lãng phí một cách thiếu ý thức của một bộ phận khách du lịch Việt Nam tại Thái Lan. Đến với những nhà hàng buffet, họ lấy thật nhiều đồ ăn nhưng ăn không hết, bỏ phí lại. Đến nỗi những nhà hàng này phải viết một bảng thông báo sẽ phạt tiền đối với khách hàng ăn không hết, đáng buồn ở chỗ bảng thông báo đó chỉ viết bằng tiếng Việt.
5. BIẾT XẾP HÀNG VÀ CHỜ ĐỢI
Ở Việt Nam văn hoá xếp hàng không còn lạ lẫm nhưng cũng không quen thuộc. Vì thế nên khi đi du lịch, đặc biệt là khi đi nước ngoài, nhiều người vẫn giữ thói quen chen lấn, xô đẩy, không biết xếp hàng chờ đến lượt mình. Nếu đi du lịch, bạn có thể dễ dàng trông thấy cảnh láo nháo của người Việt tại sân bay, từ quầy checkin đến phòng chờ lên máy bay rồi đến tận lúc yên vị trên máy bay vẫn chen lấn chứ không ai chịu nhường ai.
Hãy biết xếp hàng và chờ đợi đến lượt mình - Ảnh: mirror
Xếp hàng là văn hoá cá nhân nhưng nó cũng có thể phản ánh văn hoá xã hội, những điều đã ăn sâu vào thói quen, nếp nghĩ. Ở những nước văn minh, chỉ cần 3-4 người là họ đã biết tự động xếp hàng. Chúng ta là lớp người trẻ được giáo dục đường hoàng, cần phải biết học theo cái hay, cái đẹp để trở thành một du khách thông minh.
TungTT - MyTour