12 năm qua là thời gian đủ dài để quên mọi thứ đau khổ, nhưng với PTN lại chưa một ngày nào muốn quên những giây phút đó, nó cho tôi sức mạnh để chiến đấu mỗi ngày với những đỉnh cao cuộc đời.
Với Everest tôi đã quên hết vinh quang chỉ giữ lại cho mình niềm tin và ý chí. Từ trạm 3 (7400m) mọi thứ như chạm tới giới hạn, một đêm kinh khủng hơn tất cả mọi đêm, chỉ ngồi ôm Balo cầu nguyện chờ trời sáng. Chiếc balo vẫn đóng nguyên không còn sức lực để tháo, mỗi bước di chuyển như phá tan lồng ngực, sự giày vò từ tứ phía, cái lạnh tấn công xuyên qua những lớp áo, mồ hôi đọng bên trong tạo thành những mũi kim chi chít vào thịt. Gió bên ngoài mạnh tới mức xé tan những cái lều, bụi tuyết bay mù mịt. Những người Sherpa cố gắng mồi lửa trong vô vọng, bên ngoài rồi lại bên trong, ngọn lửa trở nên quý hiếm lạ thường. Sau bao nhiêu nỗ lực cuối cùng thành quả là một đống băng và nồi nằm ngỗng ngang vì gió thổi. Lúc này anh em vẫn chưa ai tháo được giầy, vớ ướt sủn do mồ hôi nhưng cảm thấy tê buốt không cử động được, ngồi quay lưng vào lều núp những cơn gió tuyết, nhanh chóng tháo vội đôi giày nhưng quá khó, những tiếng rặng “ hư hự ” chưa được thả chân xuống thở “ hựt hựt “ tiếng thở như bò rống, lại tiếp tục lần nữa, sau nhiều lần hì hụt đã tháo được đôi giày, chân rét cống, chồng vội thêm đôi vớ bên ngoài cho giữ nhiệt, quay xung quanh lều lúc này đầy tuyết anh em dùng tay gạt gạt người thấy rút nhanh chiếc áo mỏng đùa đua gom lại quăng ra khỏi lều, mọi thứ xung quanh nhìn bận rộn. Khi kiểm soát được mọi thứ quay lại hít thở để bình tỉnh quan sát xung quanh, nhìn sang bên kia thấy các anh vẫn chao đảo với việc lấy lửa, anh thì mở tành tạch, anh thì bước vội ra lấy cái mới. Hai anh liên tục không dừng, chỉ vài phút lại ngưng đấm tay bịch bịch, tay ai cũng cóng. Đóng cửa lều nói nhau về con vách” công nhận ghê thiệt, khủng khiếp thiệt “ mỗi người một cách diễn tả. Tôi hỏi “ mấy anh có bị tiêu chảy ko” em ấy luôn trong quần bữa h không biết làm sao??? Mấy anh có nghe mùi không do mũi em nghẹt quá em ko nghe được. Mấy anh bình thản trả lời “ nghe sao được mà nghe” rồi một anh lại nói “ tao cứ tưởng có mình tao bị“ . Mấy anh em nói chuyện đủ thứ tay chân cứ rụt rịt vì lạnh quá. Ai cũng lo lắng rồi tối nay sao đi vệ sinh ( bên ngoài là vách băng sâu thẳm chỉ có lều đã được đào và lắp lại cho hơi phẳng) Lúc này ai cũng nói thôi ngại gì mà ngại mày ơi làm luôn trong lều đi, Cảm thấy trong người bức bối vì lộm cộm, thôi quyết định chui ra ngoài làm cho sạch rồi vào, giầy đi tuyết ko trang bị được tôi lấy giầy giữ ầm cùng cái búa chui ra, ngoài trời gió thổi mưa tuyết làm chao đảo, Tôi quay mặt núp gió rồi lọm khọm men men theo triền núi, đột nhiên tôi thấy mình trượt ngang, mắt hơi mờ và quay nghịch hướng nên không nhìn rõ, chưa kịp ngoảnh mặt lại thì “ oạch “ trượt chân trên băng té nằm dài trượt nhanh xuống vách, Tôi ôm liên tiếp lên tuyết để giữ lại nhưng càng cử động trôi càng nhanh “ tim nhói lên vì giật mình, chết rồi, trời ơi chết chắc, nghĩ chắc hết đời nhưng theo bản năng tôi rút búa liên tục, do gấp gáp rút không chính xác phải mất vài lần ( mặc dù đã tập rất nhiều) mới lấy ra được. Tôi búa như điên liên tục thật mạnh vào mặt tuyết chỉ làm chậm lại nhưng vẫn chưa dừng lại được, trượt vèo qua bụng cảm giác một gờ băng cộm lên, hai tay gì búa thật chặc hy vọng gờ sẽ giữ lại, “ xoẹt” tiếp theo nghe ken két rồi dừng lại. Lúc này hồn phách như mất hết, nhìn đuôi búa có vòng dây, tay trái gồng lực đút tay vào trong để đề phòng không mất búa. Lúc này không thấy lạnh,tim thở dốc nhưng đầu tỉnh hẵng, bắt đầu những cơn nhứt như thắt xuất hiện ngày càng tăng cường độ. Không dám nhìn xuống Tôi bắt đầu bám chặt vào gờ băng 1,2,3 gỡ búa rồi búa liền qua hướng khác, chuyển người nghiêng qua rồi chọn con đường mới đầy tuyết để đỡ trơn, bò rồi búa theo đường zic zắc. Trời tối hẳn tôi bò vào thẳng lều chui thẳng vào trong nằm vật ra, không tháo giầy, người dính đầy tuyết, thở hỗn hễn, anh em hỏi “ gì vậy mày, đi gì lâu vậy” anh khác lại “ sao thở ghê vậy mậy, sao yếu vậy, làm sạch chưa mà vô lều ? “ Tôi không muốn trả lời lúc này, lại tiếp tục tháo giầy ra, phủi tuyết đi đóng cửa lại. Tôi chồm dậy làm xong ngồi ôm balo gụt đầu. Một hồi lâu sherpa báo có nước uống, tôi vội nói anh em vệ sinh trong lều đi anh em, em mém chết luôn á. Vẫn câu hỏi sao vậy mày? Tôi ko trả lời chỉ nói nguy hiểm lắm ko đi dc đâu. Ăn tối vội vàng với mấy thứ chán nản, cơm Nhật, nước vào thành loại thức ăn chưa từng thấy, thôi nuốt đi, tiêu chảy cũng phải ăn. Đang ăn thì một anh “ có bọc không đi vệ sinh cái” , làm gì có bọc, thôi đi đại ngay mép lều kìa, vậy là bữa ăn dang dỡ, chẳng màng tới việc đó nữa, ăn cũng được mà không ăn cũng được. Nghĩ rằng không biết sống được không ???
Rồi trời cũng sáng, không thèm thu dọn đồ đạc, gom nhét vội vàng mọi thứ. Sherpa nói bỏ bớt đồ lại có thể ko ngủ trên trại 4 leo liên tục không ngủ trong mấy ngày. Đắng đo những thứ bữa h không dùng đến ( toàn những thứ xịn, mua Hong Kong) tiếc lắm nhưng thôi bỏ, phải vác thêm Oxy nữa. Xong hành lý ra thử Oxy bỏ vào tư thế sẵn sàng cho ngày mai chinh phục vùng chết.
Lại thêm một chặng đường nữa trôi qua, không hồi nghỉ, không hồi kết, vẫn lập trình cứ tới đâu thì tới, tôi lao về phía trước trong vô thức, lúc này không có định nghĩa sẽ quay về ( quay về làm gì? quay về bằng cách nào?) chỉ biết leo lên chưa từng nghĩ mình sẽ về được vì đoạn đường quá kinh khủng. Đối diện với hàng loạt các vách băng đứng, lúc này người không còn nghĩ đến những sợi dây, không còn rụt rè khi nhìn xuống, không sợ té, thậm chí chỉ nghỉ về cái chết sẽ dễ chịu. Tầm nhìn rõ không còn quá 5 mét thì còn sợ gì độ cao?? Tất cả trong Tôi không còn một nỗi sợ, nỗi sợ lúc này là thất bại, mỗi khi mệt nhắm mắt là hiện rõ những người thân yêu, hình ảnh trao cờ Việt Nam và nhận cho mình trọng trách. Sự ám ảnh hình miệng chê bai, những âm thanh sỉ vả của nhưng người xem thường người Việt Nam. Nguyện với lòng chết sao cho xứng đáng, làm sao cho đừng ảnh hưởng đến Việt nam!!!
Sau những hồi suy nghĩ lại quay lại bào mòn thể xác với nhũng con dốc, những cú hít mình khi thiếu Oxy, người kiệt sức vì năng lượng từ thức ăn đã không còn chỉ trông chờ một phép màu từ ý chí và nội lực. Sau chặng leo dài không nhớ mình đã leo bao nhiêu con vách. Đứng trừng mắt lại thêm con dốc “ chúa” dãi cát vàng ( phần dưới của yellow Band ) vĩ đại. Đây là con dốc đáng sợ nhất trên hành trình vì nó ít băng tuyết, sức đâu mà leo vách đá đứng, nhìn hàng loạt dây nhỏ chằng chịt, không biết đâu là dây mình sẽ gửi sinh mệnh. Đến gần leo từng đoạn có lúc giật mình khi biết mình vừa chung với hơn chục người trên sợi đây sắp đứt, địa hình khó chịu leo đủ góc cạnh. Kết thúc con vách bằng vách đá cao vàng bạc, người thì leo vật vả , người mệt treo vất vưỡng khắp nơi, phía sau những tiếng hét, la thúc giục “ hey hey, move move”. Lúc này tôi vô cảm mặc kệ, quá mệt rồi bụng nghĩ “ muốn qua thì leo dây khác đi” khi leo lên tới đỉnh ngạc nhiên với cảnh tượng hàng loạt người nằm la liệt vì mệt, có người ói cũng có người đủ tỉnh chụp hình, không dừng lại tôi tiếp tục di chuyển để men theo đoạn sườn ven vách cheo leo đầy nguy hiểm. Bò lết qua một đoạn vòng cung của sườn núi, Tôi đã thấy trạm 4 xa ở phía trước. Vùng này ai cũng thận trọng ngay cả những con hổ tuyết cũng đã thấm mệt, nhìn những bước đi rả rời của họ tôi cũng cảm nhận được phần nào ai cũng mệt nhưng họ cố gồng gánh vì trách nhiệm và xứ mệnh của bộ tộc Hổ Tuyết. Chưa kịp rời mắt thì tôi té lao đầu về phía trước, lồng ngực như nổ vì tức, đầu nặng chịt, nghe tê buốt khắp nơi, ngẫn mặt lên ( mặt đầy tuyết) lấy tay chùi mặt nhưng cũng không hiểu chuyện gì đang sẩy ra, co chân đứng dậy nhưng ko được, lật người nghiêng qua thấy móc sắt giày cắm vào ống giày chân còn lại. Giũ giũ ra rồi ngồi dậy, tức muốn chửi thề vì quá mệt “ nghĩ lại chửi ai bây h, do mình mệt thì vậy “ tự an ủi mình vì đến mấy ông sherpa còn té cơ mà.
Theo Phan Thanh Nhiên
Xem thêm về dụng cụ leo núi tại WETREK.VN