Menu
Logo WeTrek 2024 new (0)
Bạn cần trợ giúp ?
Gọi cho chúng tôi (miễn phí)
028 7305 1988
Live Chat
Tài khoản
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập bằng số điện thoại
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc
Những phương pháp sơ cứu sai lầm mà bạn cần nên tránh
Bởi: TrekkerVn
27/09/2021  -  994 Lượt xem

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn

Hiện nay có nhiều phương pháp sơ cứu được truyền miệng và lưu truyền rộng rãi mà không có một sự khẳng định khoa học về tính hiệu quả. Điều này sẽ khá nguy hiểm cho nạn nhân khi được sơ cứu sai cách. Bài viết này sẽ nêu ra một vài phương pháp sai lầm đang được phổ biến nhất để các bạn tránh mắc phải.

1. Dùng miệng hút nọc độc từ vết cắn của rắn

Có một số lý do đây là một sai lầm lớn. Thứ nhất, một khi bạn bị cắn, nọc độc sẽ bơm qua máu của bạn với tốc độ rất nhanh, có nghĩa là nó đã thẩm thấu rất sâu vào cơ thể bạn. Không có cách nào khả thi để bạn thực sự có thể hút hết nọc độc. Hơn nữa việc dùng miệng hút nọc độc có thể gây nguy hiểm tính mạng của chính người hút nếu miệng của người này có vết thương hở. Nọc độc từ đó có thể ngấm vào máu. Bên cạnh đó, miệng của người hút nọc có vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng cho vết thương. 

Ngoài ra, tránh cho nạn nhân uống rượu, caffein hoặc dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, tất cả đều làm loãng máu và giúp máu di chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đừng lãng phí tiền của bạn vào bộ dụng cụ trị rắn cắn. Chúng hoạt động không hiệu quả. Chỉ có loại huyết thanh chống nọc độc tại bệnh viện  mới có thể giúp nạn nhân

Cách sơ cứu chính xác nhất trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện:

. Trấn an, hạn chế cho nạn nhân cử động. Để vùng bị cắn thấp hơn vị trí tim. 

. Cố định vùng bị rắn cắn (tay, chân) nhưng không được quá chặt và không làm hạn chế lưu thông máu.

. Cởi bỏ đồ trang sức (nhẫn, vòng...) ở chân, tay bị rắn cắn vì có thể bị chèn ép khi chỗ cắn bị sưng. 

. Theo dõi tình trạng hô hấp. Nếu thấy nạn nhân khó thở, cần hô hấp nhân tạo. 

. Không quấn garo , hút nọc độc hoặc chườm đá.

. Không mất thời gian tìm và giết con rắn đã cắn người. Tận dụng thời gian đó đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc sơ cứu cho nạn nhân. Trong trường hợp giết được rắn, mang xác nó tới bệnh viện để giúp các bác sĩ xác định loại rắn độc và có huyết thanh kháng nọc phù hợp. Lưu ý, rắn chết sau vài giờ vẫn có thể có phản xạ cắn nên không cầm vào phần đầu rắn. 

2. Chườm đá lên vết bỏng

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn

Khi bị bỏng, cơ thể đã bị mất nhiệt cộng thêm với việc chườm đá lạnh, sự mất nhiệt lại tăng thêm. Các tinh thể đá sẽ làm đông cứng tế bào, gây tổn thương hoại tử ướt nếu chườm, ướp đá dài trên 30 phút. Mức độ tổn thương do bỏng lạnh không nhìn thấy vì đã lẫn vào bỏng nóng nhưng lúc này tình trạng bỏng của bệnh nhân sẽ nặng thêm. 

Cách sơ cứu trong trường hợp bị bỏng:

Với những trường hợp bỏng do nước sôi, lửa, hóa chất cách xử lý tốt nhất là việc ngâm, rửa vết bỏng với nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch. Việc ngâm rửa càng sớm càng sớm càng tốt, thời gian ngâm, rửa khoảng từ 15 - 20 phút. Sau khi ngâm, rửa nên sử dụng băng vải sạch để băng ép nhẹ vùng bị bỏng rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên bôi bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm lên vết bỏng vì sẽ làm bệnh nhân thêm đau đớn hoặc nhiễm khuẩn. 

3. Uống rượu để giúp hạn chế chứng hạ thân nhiệt.

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn


Đây là một quan điểm khá sai lầmMặc dù uống rượu bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nóng ran, nhưng nó không thực sự làm ấm cơ thể của bạn.Các bác sĩ thường khuyên không nên uống rượu để ngăn ngừa hạ thân nhiệt hoặc tê cóng, vì trong một số trường hợp rượu có thể gây hạ đường huyết từ đó làm nặng thêm tình trạng hạ thân nhiệt điêu này có thể dẫn tới tử vong.Thay vào đó, hãy cho nạn nhân uống nước ấm, nước canh súp, thậm chí cả cà phê để giúp làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài. Giữ ấm đầu và chân là một cách khác để giúp giữ nhiệt cho cơ thể.

4.Chườm nóng khi bị bong gân

Điều này sẽ không giúp ích gì và thực sự có thể làm sưng tấy nhiều hơn do các mạch máu giản nỡ. Máu sẽ đọng lại ở vùng đó và gây sưng tấy rất khó chịu. Lựa chọn tốt nhất của bạn là nước đá. Chườm đá vùng bị thương trong 15 phút mỗi giờ để giảm thiểu tình trạng sưng tấy.

5. Đi tiểu vào vết sứa đốt để giảm đau

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn

Rất đơn giản, diều này hoàn toàn không đúng.Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng điều này đơn giản không hoạt động. Một trong những lý do có thể khiến câu chuyện hoang đường này trở nên phổ biến có thể là do nước tiểu có chứa các hợp chất như amoniac và urê. Nếu được sử dụng một mình, những chất này có thể hữu ích đối với một số vết đốt. Nhưng nước tiểu của bạn chứa rất nhiều nước. Và tất cả nước đó làm loãng amoniac và urê quá nhiều để có hiệu quả. Hơn nữa, natri trong nước tiểu của bạn cùng với vận tốc của dòng nước tiểu có thể di chuyển các ngòi xung quanh vết thương. Điều này có thể kích hoạt các con ngòi tiết ra nhiều nọc độc hơn.

Thay vào đó, hãy rửa khu vực bị đốt bằng nước biển (không phải nước ngọt), và thoa giấm hoặc hỗn hợp bột baking soda và nước biển lên khu vực đó, điều này sẽ giảm thiểu cơn đau. Sau đó, dùng nhịp gắp các ngòi còn sót lại trên vết cắn ra khỏi da  và ngâm vết thương trong nước nóng khoảng 30-40 phút. Hoặc thoa kem dưỡng da calamine hoặc kem hydrocortisone lên vết đốt hoặc phát ban cũng có thể giúp ích trong việc giảm đau

6. Ngửa đầu ra sau để ngăn chảy máu cam
Huyền thoại này có lẽ bắt đầu từ những bà mẹ không muốn con mình làm hỏng áo sơ mi của họ. Nếu bạn thích uống máu, hãy tiếp tục thực hiện  huyền thoại này. Chỉ cần lưu ý rằng với lượng máu chảy xuống cổ họng của bạn, nó có thể đi vào khí quản hoặc gây kích ứng dạ dày của bạn.

Tốt hơn hết là bạn nên nghiêng người về phía trước. Khi bạn làm như vậy, hãy véo phần mềm của mũi, ngay trên lỗ mũi. Làm điều này ít nhất 15 phút trong khi thở bằng miệng. Đảm bảo giữ thẳng lưng và không nằm xuống hoặc ngả người về phía sau.

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn

Không cúi người về phía trước hoặc xì mũi trong vài giờ sau khi hết chảy máu cam vì điều này có thể khiến máu chảy trở lại.

7. Vội vã thực hiện biện pháp Heimlich cho người có dấu hiệu mắc nghẹn

nhunng-phuong-phap-so-cuu-sai-lam-ma-ban-can-nen-tranh-wetrekvn


Nếu bạn thấy ai đó đưa ra tín hiệu thông thường cho việc mắc nghẹn (tay ôm cổ họng), đừng dùng Heimlich Maneuver ngay lập tức. Điều này có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Đầu tiên, để người đó ngồi xuống và nghiêng người về phía trước, sau đó sử dụng gót bàn tay của bạn vỗ lưng nan nhân, vị trí vỗ giữa hai bả vai theo chuyển động hướng lên.Hy vọng rằng điều này sẽ đánh bật bất cứ điều gì bị mắc kẹt đang bị mắc nghẹn trong người nạn nhân. Làm điều này năm lần. Nếu điều đó không hiệu quả, thì hãy sử dụng kỹ thuật Heimlich cho nạn nhân.


 

Chia sẻ bài viết:
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
[WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ [WeTrekology] Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ
Bởi: Ethan
31/03/2015 - 23.713 lượt xem
Khám phá thêm
Chăm sóc khách hàng
NHẬN BẢN TIN SỐNG CÁ TÍNH
Để nhận ngay thông tin khuyến mại, deals hấp dẫn
faceyoutubetwintter

Tại WETREK.VN, chúng tôi tin rằng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn đáng sống. WETREK.VN tiên phong khích lệ mọi người tích cực tham gia các hoạt động diễn ra ngoài trời, luôn cam kết trang bị và chăm sóc tốt nhất các Hoạt động Giải Trí Ngoài Trời này theo các tiêu chí An Toàn, Trách Nhiệm, Sướng.

GIẢI TRÍ NGOÀI TRỜI LÀ GÌ

Giải Trí Ngoài Trời (Outdoor Recreation) là những hoạt động thể thao, giải trí, thư giãn diễn ra ngoài trời, thường trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Ví dụ như hoạt động du lịch (travelling), chạy bộ địa hình (trail-running), đi bộ đường dài (hiking - trekking), leo núi (mountaineering), cắm trại (camping), đạp xe (cycling), chèo thuyền - kayak - ván chèo đứng SUP (paddling), câu cá (fishing), trượt tuyết (skiing), lướt sóng (surfing) và nhiều hoạt động khác. Hoạt động giải trí ngoài trời cũng có thể là những trò chơi thể thao hay những buổi luyện tập thể thao theo nhóm được tổ chức ngoài trời.

wetrek

HỆ THỐNG CỬA HÀNG WETREK STORES

Đã khai báo BCT DMCA.com Protection Status

Copyright © 2013-2023 WETREK.VN. All rights reserved.

Mua lẻ: 02873051988 | CSKH: chamsockhachhang@wetrek.vn | NCC: purchasing@wetrek.vn | Khách doanh nghiệp: b2b@wetrek.vn

Công ty TNHH WETREK RETAIL
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Ngọc Nại, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy ĐKKD: 0109655188, ngày cấp: 02/06/2021, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trang Chủ Mua Sắm Thương Hiệu WeTrek Store