[WeNews] Gặp gỡ người đàn ông đầu tiên chinh phục thành công đường trượt K2 - Đỉnh Núi Man Rợ vượt xa Everest
Nằm sâu bên trong sự băng giá của dãy Karakoram, ở biên giới xa xôi của Pakistan và Trung Quốc, sừng sững một kim tự tháp bằng đá granit chết chóc cao tới 8.6109m – đỉnh K2, đỉnh núi cao thứ hai trên Trái đất. Mặc dù thấp hơn 237m so với Everest, K2 dốc hơn, lạnh hơn, tách biệt hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Bản thân những con số nghiệt ngã liên quan đến ngọn núi này đã là người kể chuyện chân thực nhất: Cứ bốn người lên tới đỉnh thì có một người chết. Nhà leo núi người Mỹ George Bell đã đặt cho đỉnh núi này một cái tên được dùng mãi về sau vào năm 1953 khi ông trở về sau một nỗ lực chinh phục thất bại - “Một ngọn núi man rợ luôn chực chờ để giết bạn”.
Với những vách đá phủ đầy băng, sông băng lơ lửng, tuyết lở đột ngột, sự thiếu hụt oxy trầm trọng, cảm lạnh gây chết người và những cơn bão mạnh thường xuyên, rất khó để tìm thấy một nơi trượt thuyết nguy hiểm hơn K2. Tuy nhiên, trong suốt 25 năm qua, những người trượt tuyết ưu tú đã cố gắng trở thành người hoàn thành đường trượt đầu tiên ghi danh vào lịch sử và đều có chung các kết quả rùng rợn. Hans Kammerlander, người đầu tiên trượt tuyết từ đỉnh Everest, đã từ bỏ nỗ lực của mình vào năm 2004 sau khi chứng kiến một người leo núi lao thẳng qua anh ta và mất hút. Một cú trượt khiến Michele Fait mất cả cuộc đời trong một khóa huấn luyện ở sườn dốc của K2 vào năm 2009. Đối tác của anh lúc đó, Fredrik Eriksson, người đã chứng kiến người bạn của mình trượt khỏi một vách đá, trở lại vào năm sau và cũng thiệt mạng chỉ cách đỉnh núi 400 mét.
"Không phải tự nhiên mà chưa có ai hoàn thành đường trượt này trước đó" - Chris Davenport, 2 lần vô địch trượt tuyết thế giới và là nhà thám hiểm địa lý quốc gia của năm đã từng nói “K2 là nghĩa địa của phân nửa các nhà trượt tuyết giỏi nhất thế giới”. |
Người ta bắt gặp Andrzej Bargiel khi đang leo lên một bức tường băng trong lần thử đầu tiên của mình tại K2 ở Pakistan vào ngày 25 tháng 6 năm 2018. Nhà leo núi trượt tuyết người Ba Lan đã đi vào lịch sử vào ngày 22 tháng 7 năm 2018 khi anh trở thành người đàn ông đầu tiên trượt xuống từ đỉnh núi K2, đỉnh cao thứ hai trên thế giới ở độ cao 8,611m so với mực nước biển.
Ảnh: MAREK OGIEŃ , RED BULL
Trong khi đó, vận động viên leo núi trượt tuyết trẻ tuổi đầy tham vọng người Ba Lan, Andrzej Bargiel, 30 tuổi, đã mở đầu hành trình khẳng định tên tuổi mình trong giới trượt truyết với những đỉnh núi cao 8.000 mét. Anh bắt đầu với Shishapangma, ngọn núi cao thứ 14 của thế giới vào năm 2013 và Manaslu, cao thứ tám vào năm 2014. Năm 2015, khi chinh phục đường trượt dài 8.047m từ đỉnh Broad Peak (đỉnh núi cao thứ 12 trên thế giới), anh băng qua sông băng Godwin-Austen trên đỉnh K2, cú ngoặt đó đã khiến anh lần đầu tiên có cái nhìn rõ ràng về hình dạng to lớn, uốn lượn của Ngọn Núi Man Rợ.
Bargiel bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh lúc 4:00 AM. Bảy tiếng rưỡi sau, anh đứng một mình trên đỉnh núi cùng chiếc ván trượt của mình. Không giống như đại đa số những người leo núi, anh không sử dụng oxy bổ sung, làm gia tăng đáng kể nguy hiểm.
“Độ cao 8.000 mét là vị trí lý tưởng nhất để nhìn rõ K2” Bargiel nói. “Nó đã truyền cảm hứng cho tôi và khiến tôi tin rằng chinh phục sườn dốc này là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay”.
Bằng cách áp dụng những bài học mà anh đã học được từ việc chinh phục ba đỉnh cao 8.000 mét khác trước đó và nỗ lực trượt tuyết K2 không thành công vào năm 2017, " Bargiel leo lên ngọn núi một cách thành thục mà không gặp trở ngại nào, mục tiêu của anh ấy rất rõ ràng và anh tự mình hoàn thành nó từ đầu đến cuối. Một nỗ lực đáng nể phục.” Chris Davenport, một nhà leo núi lành nghề cho biết.
Nói cách khác, anh tìm thấy một đường trượt khả thi.
Năm 2017, Bargiel tuyên bố ý định trượt tuyết trên đỉnh K2. Davo Karničar, vận động viên trượt tuyết kỳ cựu người Slovenia năm 2000 đã trở thành người đầu tiên chỉnh phục đường trượt từ đỉnh Everest xuống mặt đất, tuyên bố kế hoạch tương tự của mình. Năm 1993, Karničar là người đầu tiên thử trượt tuyết K2 nhưng đã từ bỏ nỗ lực sau khi gió thổi bay ván trượt không người lái của anh ra khỏi ngọn núi ở độ cao 7,894m. Tình hình thậm chí có thể tệ hơn nữa, nhiều trường hợp trên K2 đã được ghi nhận gió trên đỉnh núi mạnh đến mức thổi bay những người leo núi rơi xuống vực.
Không chỉ Karničar, tất cả những người trượt tuyết đều không đạt được mục tiêu vào mùa hè đó, điều đó không có gì bất ngờ. Nhiều năm có thể trôi qua khi điều kiện thời tiết trên K2 nguy hiểm đến nỗi không ai có thể leo lên đỉnh. Nhưng Bargiel, được hỗ trợ một phần bởi một máy bay không người lái được điều hành bởi anh trai của mình, Bartek, đã tiến hành một cuộc trinh sát thu lại được nhiều thông tin và leo lên một nửa tuyến đường theo kế hoạch ban đầu. Sau đó anh đào hang tuyết để trú ẩn khỏi những cơn bão trên cao. Bằng cách nghiên cứu cách thức tuyết và sông băng treo phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ trong suốt cả ngày, anh đã có được sự hiểu biết quan trọng về thời gian và vị trí cần thiết để di chuyển trên ngọn núi và những tảng băng khổng lồ, những khối băng lớn không ổn định nằm trên sườn dốc. Năm 2008, 11 người leo núi đã chết trên K2 bởi một serac rơi xuống. (Serac: khối hoặc cột băng, thường được hình thành trên sự giao thoa của các khe nứt trên sông băng, bị gió mạnh và dòng hải lưu tác động lên trở thành cái sườn núi có kích thước bằng một ngôi nhà hoặc lớn hơn. Chúng rất nguy hiểm cho người leo núi vì tính dễ dàng nứt gãy và rơi xuống với rất ít cảnh báo).
“Sau đó, tôi đã nói chuyện với những người leo núi và hướng dẫn viên, những người đã từng tham gia K2 và họ bảo rằng: 'Không thể nào, chỉ đơn giản là không thể.””
“Hầu như bất cứ ai cũng không tin tưởng rằng tôi sẽ thành công” - Bargiel thừa nhận. "Đặc biệt là sau thất bại đầu tiên của tôi".
Gạt sang bên tất cả những ám ảnh về lần thất bại đầu tiên, năm 2018 Bargiel trở lại và thực hiện chuyến đi dài 70 dặm từ ngôi làng gần nhất đến căn cứ để chờ đợi một thời tiết thuận lợi cho phép thử. May mắn thay, đó là một năm thuận lợi để leo K2. Bargiel lên đường tới đỉnh núi vào ngày 19 tháng 7, đáng chú ý là anh không sử dụng oxy. Bốn ngày leo núi sau đó, vào ngày 22 tháng 7, vào hồi 11:28 sáng, anh thấy mình đứng trên đỉnh núi cao thứ hai thế giới, một mình với ván trượt.
Anh tháo ván trượt ra khỏi balo của mình, cẩn thận để chúng không bị thổi bay. Mặt ván trượt khắc tên viết tắt của cha mẹ, ba chị em gái và bảy anh em trai của anh, nhưng bây giờ không có thời gian cho việc bi lụy tình cảm. Anh nhấp vào và bắt đầu một đường trượt tinh tế xuống những sườn băng siêu dốc từ 50 đến 55 độ khỏi đỉnh. Bargiel thừa nhận mình đã không ngăn nổi những cơn sợ hãi run lên từng giây trong quá trình chuẩn bị, nhưng trong quá trình xuống dốc, “Tất cả những nỗi sợ đó đã biến mất, tôi đã bình tĩnh và tập trung hoàn toàn”.
Mức độ tập trung cao độ này rất cần thiết khi trượt tuyết trên rìa lưỡi dao cạo. “Nếu bạn ngã, bạn sẽ chết”. Dave Watson, một người Mỹ đến gần nhất với chiến thắng K2 năm 2009 cho biết. Ở lần thử thứ hai của mình, trên đường đi xuống, anh bị kẹt lại ở độ cao 8,3515m khi trượt qua vùng băng tuyết sâu không ổn định. “Thậm chí chẳng dám ai lên đó để tìm xác bạn khi bạn không trở về”.
Sau khi chạm thành công xuống 7,6885m, dừng lại để kiểm soát hơi thở của mình sau một chặng đường dài thiếu oxy, một khoảnh khắc quan trọng đã đến với Bargiel. Tại đây, anh quyết định tránh khỏi các trại, dây thừng cố định và những người khác trên tuyến đường leo núi chính. Không giống như những người khác khi cố gắng trượt tuyết trên K2, Bargiel không có ý định trượt xuống một con đường leo núi duy nhất. Thay vào đó, anh vẽ ra một đường sáng tạo liên kết bốn tuyến leo núi riêng biệt thông qua các tuyến đường zigzac.
4 tuyến đường chính được vẽ nên bởi các nhà leo núi nổi tiếng đã chinh phục k2
Tuyến đường trượt của Bargiel
Lúc đầu, sương mù dày đặc từ một đám mây bao phủ đã ngăn bước tiến của Bargiel. Nếu không có tầm nhìn, việc điều hướng được nhiều vách đá, serac/khối băng và sông băng treo bên dưới là không thể. Anh có thể chọn trượt dọc theo sông băng Abruzzi để an toàn hơn, như Watson đã làm, mặc dù vẫn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sử dụng sợ dây rappel cứu hộ dài 600m trên một vách đá Kim Tự Tháp Đen sẽ không được coi là một người trượt tuyết thực thụ. Sau một tiếng rưỡi chờ đợi trong căng thẳng, sương mù đã tan đi vừa đủ. Bargiel rơi vào vùng đất hẻo lánh nhất ở sườn núi phía Nam K2 và thẳng tiến đến vị trí của mình trong sách kỷ lục.
Băng qua bên dưới những bức tường của những dòng sông băng treo không ổn định trên K2 là một trong nhiều hiểm họa mà Bargiel phải đối mặt khi đi xuống. Các khối băng nặng nhiều tấn có thể rơi xuống bất cứ lúc nào, tạo nên tuyết lở và nghiền nát bất cứ thứ gì trên đường đi của chúng.
7 giờ tối cùng ngày, sau bảy tiếng đồng hồ và 3.596 m trượt tuyết thẳng đứng đánh đổi mạng sống, Bargiel trượt lên sông băng Godwin-Austen dưới chân K2 để hoàn thành một trong những đường trượt tuyết táo bạo nhất trong lịch sử. Trong suốt một tiếng rưỡi, anh chỉ đơn giản nằm trong tuyết, kiệt sức cả về tinh thần và thể xác.
“Ở phía dưới chân núi, tôi hạnh phúc như một đứa trẻ ... Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng đến mức không nói thành lời” Bargiel nói. “Tôi rất vui và tự hào ... rằng tôi đã cho phép bản thân mất kiểm soát mọi thứ. Tôi đã có những giây phút nghi ngờ trước đó ... nhưng khi ở trên đó, tôi cảm thấy tất cả đều có ý nghĩa và tất cả các giả định của tôi đều trở thành sự thật”.
Ba Lan có lịch sử sản xuất ra những người leo núi đường mòn và bởi thành tích trượt tuyết xuống K2 là một thành tích chưa ai có thể chạm đến, chiến công của Bargiel đã thu hút sự cổ vũ từ khắp xã hội Ba Lan, bao gồm cả sự khen ngợi của công chúng đến các thành viên quốc hội, nhà báo nổi tiếng, cựu vận động viên Olympic, và thậm chí là chủ tịch của câu lạc bộ bóng đá vô địch Ba Lan.
Watson, có lẽ là người hiểu rõ nhất về những khó khăn Bargiel gặp phải : "về cơ bản, anh ấy đã trèo xuống đáy bầu khí quyền - tầng bình lưu, tầng không khí về cơ bản không có oxy và trượt xuống bằng chính nỗ lực tự thân của cơ thể. Đây là thành tựu tương tương như việc Alex Honnold leo lên El Capitan mà không cần một sợi dây an toàn".
“Giờ thì K2 cũng đã được chinh phục”- Chris Davenport nói.
Bản quyền việt hóa và tổng hợp thuộc về WETREK.VN