[WeNews] Tìm hiểu về sự hình thành của ngọn núi linh thiêng sắp bị đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 10/2019
Quá trình hình thành của Uluru bắt đầu từ nửa tỉ năm trước
Uluru là địa hình tự nhiên mang tính biểu tượng nhất ở Úc - và sự hình thành của nó là một câu chuyện đặc biệt không kém về sự sáng tạo, hủy diệt và tái tạo.
Nguồn gốc của Uluru có từ khoảng 500 triệu năm trước, vào khoảng thời gian lục địa Úc được hình thành.
Các khối vỏ trái đất lớn đã hợp nhất với nhau để tạo ra hòn đảo Úc theo một quá trình tương tự như cách Ấn Độ đang tràn vào lục địa Á-Âu ngày nay. Do đó, các dãy núi có kích thước bằng dãy núi Himalaya dần được hình thành.
SỰ HÌNH THÀNH MỘT DÃY NÚI
Trái đất là một thế giới rất khác trước khi tôi và bạn sinh ra, không có thực vật trên đất liền và phải mất 250 triệu năm sau mới xuất hiện các chú khủng long lang thang.
Tiến sĩ Marita Bradshaw, trước đây thuộc Geoscatics Australia, cho biết: "Toàn bộ cảnh quan rất khác biệt, từ trước đến nay, không có thực vật trên đất liền, chúng tôi nghĩ rằng khí hậu vào thời điểm đó, sau một loạt kỷ băng hà, có thể là khí hậu sa mạc".
Dãy Petermann mới được hình thành có kích thước tương tự dãy Alps của Pháp hoặc dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng không có vỏ bọc thực vật, vì vậy chúng bị xói mòn nhanh chóng.
Các trầm tích tạo nên Kata Tjuta đã được một hệ thống sông chuyển thành một chiếc quạt phù sa.
Sau thời gian dài xây dựng và xói mòn núi nhanh chóng, trung tâm của Úc biến thành một vùng biển nội địa và một khu vực lắng đọng bắt đầu ở vùng mà ngày nay được gọi tên là Lưu vực Amadeus.
"Đá vôi và cát và bùn lắng đọng trong lưu vực Amadeus và đã chôn vùi Arkose và khối địa chất cuối cùng hình thành nên Uluru" Tiến sĩ Bradshaw nói.
Khoảng 400 triệu năm trước, cát và sỏi của Uluru ở rất sâu vè phía lõi Trái Đất, dưới áp lực quá lớn, chúng đã biến đổi từ trầm tích thành đá.
Một quá trình khác, được gọi là Alice Springs Orogeny đã bắt đầu vào khoảng thời gian này. Trải qua hàng triệu năm, sự kiện này đã tạo ra những nếp gấp lớn có thể nhìn thấy khi bạn bay qua Trung Úc ngày hôm nay. Những tảng đá tạo nên Uluru cũng tham gia.
Sau một giai đoạn xói mòn kéo dài hàng trăm triệu năm, cuối cùng Uluru và Kata Tjuta đã xuất hiện từ những tảng đá mềm hơn.
"Và nó đứng cùng nhau như một tảng đá thực sự gắn kết và hàn gắn với nhau, đã được khắc và đánh bóng qua hàng chục triệu năm để trở thành Uluru xinh đẹp mà chúng ta thấy bây giờ."
Núi thiêng Uluru vốn là cấm địa của người Anangu. Xung quanh Uluru còn có nhiều mạch nước, hang đá và tranh vẽ cổ. Trước đó, nơi này từng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Năm 1985, sau hàng thập kỉ chiến tranh, Uluru và các vùng lân cận đã được chính phủ liên bang Úc quyết định trả lại cho tộc người này. Sau nhiều biến cố, giờ đây vùng Công viên bảo tồn Anangu trong thời hạn 90 năm để phục vụ du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc thổ dân Anangu và Công viên Quốc gia và động vật hoang dã cùng nắm quyền quản lý Uluru.
Uluru nằm ở miền trung tâm nước Úc. Nó cách thị trấn lớn gần nhất Alice Springs khoảng 335 km về phía tây nam.
Một trong những điều kỳ lạ ở Uluru chính là khả năng tự biến đổi màu sắc tùy theo thời tiết, khoảng thời gian trong ngày như đỏ sẫm, vàng cam, xanh thẫm hay tím. Tảng đá thiêng tuổi đời 600 triệu năm thường mang màu đỏ sẫm đặc trưng. Nhưng khi thời tiết thay đổi, màu sắc của nó cũng biến đổi theo.
Thông thường khi mặt trời vừa ló rạng, khối đá mang màu đỏ nhạt. Tới lúc giữa trưa chuyển thành màu đỏ cam phản chiếu ánh mặt trời. Khi về chiều, núi có màu đỏ sẫm hoặc tím. Đến khi đêm xuống, núi thiêng trở thành màu vàng nâu hòa cùng cảnh vật xung quanh.
Chính bởi sự biến hóa kỳ diệu đó, người ta còn gọi Uluru là “ngũ sắc độc thạch sơn” tức là ngọn núi 5 màu độc đáo. Khi mưa to, núi lại có màu tro bạc pha lẫn đen. Nghiên cứu về sự biến đổi này, các nhà khoa học cho biết do đặc tính của Urulu là khối đá ráp thạch anh với chất đá cứng, kết cấu chặt chẽ, bề ngoài có oxit sắt nên khi ánh mặt trời rọi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau sẽ biến màu liên tục.
Một câu chuyện kỳ bí khác liên quan tới Uluru được nhiều người truyền tai nhau. Người Anangu vẫn cảnh báo du khách không được mang bất cứ vật gì từ khối đá Uluru về làm quà, nếu không muốn gặp điều xui xẻo. Nhưng bất chấp lời nhắc nhở, một số khách vì quá tò mò nên vẫn nhặt các mẩu đá về làm đồ lưu niệm. Không biết vô tình hay hữu ý, những điều kém may mắn đã xảy ra với họ.
Tác giả Tim the Yowie Man ở Australia từng cho biết, “nhiều du khách buộc phải gửi trả lại những mẩu đá nhặt bất hợp pháp. Họ lo lắng vì chuyện không may xảy ra có liền quan tới lời nguyền từ Uluru”.
Người Anangu sống quanh vùng núi cho biết, họ có luật riêng trừng phạt những người không tôn trọng đất đai. Tuy nhiên, câu chuyện xung quanh “sự trừng phạt của Uluru” vẫn chỉ là lời đồn thổi chưa được kiểm chứng. Đến nay, những người Anangu vẫn chọn tảng núi đá thiêng này làm nơi cúng bái.
Huyền Sang